Thanh Hóa có gần 10.000 hộ trong vùng nguy cơ lũ quét

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương đề nghị Thanh Hóa có giải pháp với gần 10.000 hộ nằm trong vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở.
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ra công điện khẩn chỉ đạo ứng phó với bão số 5 Vùng núi Bắc Bộ mưa to cục bộ, đề phòng lũ quét, sạt lở đất Bắc Bộ mưa lớn kèm nguy cơ lũ quét, Hà Nội cảnh báo ngập úng

Theo rà soát của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 50.000 hộ ở khu vực ven biển, cửa sông phải sơ tán khi có bão; hơn 48.000 hộ nằm ở khu vực bãi sông, ven sông nơi không có đê phải sơ tán khi có lũ; 23.000 hộ ở vùng trũng thấp có nguy cơ ngập lụt. Đặc biệt, Thanh Hóa có gần 10.000 hộ ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 10.000 hộ dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở. Ảnh: Võ Dũng.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 10.000 hộ dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở.

Ngày 7/10, ông Vũ Xuân Thành, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa.

Tại buổi làm việc này, ông Thành đề nghị Thanh Hóa theo dõi và có giải pháp đối với gần 10.000 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Ông Thành cho rằng, đối với khu vực miền núi cần đặc biệt quan tâm đảm bảo an toàn người và tài sản nếu xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

“Đề nghị tỉnh Thanh Hóa quan tâm 3 hồ chứa, 5 đê đang hư hỏng, xuống cấp, các hồ đang thi công. Trong đó lưu ý nhất là các hồ chứa đang thi công chưa đảm bảo tiến độ vượt lũ, nếu lũ về nguy cơ sự cố lớn. Rút kinh nghiệm, Thanh Hóa cần triển khai kiểm tra, nhất là hệ thống vận hành. Vấn đề nữa là mưa lớn về ở khu vực miền núi, nước sẽ dồn về và nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét đối với người dân miền núi rất lớn, cần thường xuyên theo dõi và có phương án kịp thời”, ông Thành nêu ý kiến.

Nhiều công trình đê điều, phòng chống lụt bão tại Thanh Hóa thi công dang dở khiến người dân bất an. Ảnh: Võ Dũng.

Nhiều công trình đê điều, phòng chống lụt bão tại Thanh Hóa thi công dang dở khiến người dân bất an.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, năm nay tỉnh tập trung vào công tác hậu cần, sơ tán dân. Đây là phương án mới, rút kinh nghiệm sạt lở ở các năm trước, cần chú trọng phương án khắc phục sạt lở đất đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc trong phòng chống thiên tai.

Tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các ngành rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án huy động lực lượng tham gia công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh ký kết hợp đồng với các đơn vị lực lượng vũ trang của Quân khu 4 sẵn sàng tham gia công tác phòng chống thiên tai với lực lượng huy động 1.100 chiến sĩ. Riêng đối với lực lượng xung kích, đến nay tất cả các địa phương đã thành lập, củng cố, kiện toàn đội xung kích phòng chống thiên tai…

Nguồn: Nông Nghiệp
nongnghiep.vn
Phiên bản di động