Tế bào gan bị huỷ hoại vì tin lời thầy lang uống nước kiềm chữa bệnh

Nữ bệnh nhân D.T.N (56 tuổi, Hà Nội) mắc viêm gan B mạn tính suốt nhiều năm nay bất ngờ gặp hiểm họa sau khi nghe lời thầy lang áp dụng phương pháp "tiết thực", sử dụng loại nước kiềm không rõ loại để điều trị.
Bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống bệnh viêm gan cấp tính "bí ẩn" ở trẻ em Tăng cường phát hiện sớm các trường hợp nhiễm virus viêm gan cấp tính

Trước đó nhờ việc tuân thủ phác đồ điều trị và thăm khám định kỳ, tình trạng virus viêm gan B của bệnh nhân N được ức chế và kiểm soát hiệu quả.

Tuy nhiên, gần đây, bệnh nhân cho biết đã tự ý bỏ thuốc kháng virus 2 tháng, không thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi các chỉ số xét nghiệm cần thiết.

Bên cạnh đóm bà N còn nghe lời thầy lang áp dụng phương pháp "tiết thực", sử dụng loại nước kiềm không rõ loại để điều trị.

Tuy nhiên, cơ thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da tăng dần và nước tiểu sẫm màu, bà N đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec thăm khám.

Tại đây, bệnh nhân được chỉ định thực hiện các kỹ thuật cần thiết hỗ trợ chẩn đoán. Đúng như tiên lượng của bác sĩ, kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số xét nghiệm men gan (AST, ALT) vượt ngưỡng bình thường gấp 100 lần. Trên hình ảnh siêu âm đàn hồi gan cho thấy nhu mô gan thô, độ cứng gan tương đương F4.

Bệnh nhân có chẩn đoán xác định suy gan cấp trên nền đợt bùng phát viêm gan B. Bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị nội trú. Đến nay, sau 3 lần lọc huyết tương, bệnh nhân ý thức chậm, nếu không được ghép gan kịp thời, nguy cơ tiên lượng tử vong cao.

ThS.BSNT Trần Tiến Tùng - Chuyên khoa Nội cho biết: Trường hợp đáng tiếc xảy ra với bệnh nhân này không phải hiếm gặp. Vì nhiều lý do khác nhau như tự ý bỏ thuốc, chữa bệnh theo trend, bỏ qua thăm khám định kỳ... là những yếu tố khiến viêm gan virus B có thể bùng phát mạnh mẽ làm suy giảm nghiêm trọng chức năng gan.

Bệnh nhân bị hôn mê phải đặt nội khí quản, thở máy tại Bệnh viện Bạch Mai sau khi chữa bệnh bằng uống nước ion kiềm (Ảnh: BV Bạch Mai cung cấp)
Bệnh nhân bị hôn mê phải đặt nội khí quản, thở máy tại Bệnh viện Bạch Mai sau khi chữa bệnh bằng uống nước ion kiềm (Ảnh: BV Bạch Mai cung cấp)

Người bệnh không được điều trị kịp thời, không kiểm soát bệnh đúng cách có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, thậm chí ung thư gan và nguy cơ tử vong rất cao.

Hồi tháng 10, bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội) cũng thông tin về nhiều trường hợp ngộ độc, bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch vì nghe quảng cáo truyền miệng, uống 5-6 lít “nước chữa bách bệnh”.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.

Đơn cử, trường hợp của bệnh nhân nữ 60 tuổi (ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được đưa vào viện trong tình trạng mệt lả, chân tay bủn rủn, nôn mửa nhiều ngày không dứt, nôn ra dịch dạ dày, dịch mật. Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân cho thấy có nhiều chỉ số bất thường, trong đó kali hạ dưới mức cho phép, máu nhiễm kiềm chuyển hóa.

Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc nước kiềm, nhiễm kiềm chuyển hóa, hạ kali.

Theo bệnh nhân, trước đó bà bị nhiều bệnh: Dạ dày, tá tràng, đại tràng, u tuyến giáp, tê bì tay chân… Khi nghe nói về địa chỉ uống “nước chữa bách bệnh” ngay trong khu vực, bà tìm đến và xin được chữa trị.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không nghe theo những lời truyền miệng, thực hiện các chỉ dẫn nguy hiểm, như uống nước kiềm chữa bệnh.

Tụê Uyên
Phiên bản di động