Sức khỏe thể chất người Việt Nam được cải thiện đáng kể
Gen Z đánh đổi sức khoẻ để thành công Làm gì để cải thiện tình trạng không muốn đi làm sau nghỉ Tết? Người trẻ đau đầu vì đi nhậu như "chạy show" dịp cuối năm |
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, nhiều chỉ tiêu đã vượt so với yêu cầu của Nghị quyết số 20-NQ/TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới như: Tuổi thọ trung bình (tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân năm 2024 là 74,7 tuổi, đã đạt và vượt mức 74,5 tuổi vào năm 2025, cao hơn trung bình thế giới là 73,3), tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng...
Việt Nam được quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ lĩnh vực y tế.
![]() |
Chiều cao và tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em được cải thiện |
Sức khỏe thể chất người Việt Nam được cải thiện đáng kể, cải thiện chiều cao và tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Kết quả đánh giá về thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân của Việt Nam năm 2023 đạt 68/100 điểm cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (62 điểm), đặc biệt sau đại dịch COVID-19 được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao.
Mức độ tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ y tế của người dân được tăng lên cả số lượt khám chữa bệnh và mức hưởng từ thanh toán BHYT. Tỷ lệ người dân hài lòng với dịch vụ y tế được cải thiện qua các năm, đạt mức hơn 90% năm 2024.
Bộ Y tế cũng nỗ lực hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế; thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức hệ thống y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Trong thực hiện chức năng quản lý dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền. Từ năm 2021 đến hết năm 2024, tổng cộng Bộ Y tế đã cắt giảm đơn giản hóa 785 quy định kinh doanh tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ; đứng thứ 01/18 Bộ ngành;
Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc gắn chặt với y tế cơ sở. Năng lực phòng, chống dịch bệnh không ngừng được nâng cao. Thanh toán, loại trừ và khống chế nhiều bệnh nguy hiểm lưu hành cũng như ứng phó hiệu quả với dịch nguy hiểm mới nổi, đặc biệt thành công của Việt Nam trong kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 được các tổ chức quốc tế và thế giới đánh giá cao;
![]() |
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca ghép đa tạng tim - thận cho bệnh nhân |
Năng lực cung ứng dịch vụ khám bệnh chữa bệnh không ngừng được nâng cao về cả số lượng, chất lượng, phạm vi và mức độ chuyên sâu của dịch vụ;
Việt Nam đã tiếp cận và làm chủ được những kỹ thuật đỉnh cao trong lĩnh vực y khoa (như ghép tạng, ghép đa tạng trên một người bệnh, can thiệp tim bào thai…). Các kỹ thuật tiên tiến được chuyển giao từ bệnh viện Trung ương cho các bệnh viện vệ tinh, bệnh viện các địa phương trong cả nước đồng thời thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho các nước khác;
Cùng đó, đội ngũ nhân lực y tế ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Năm 2024, các chỉ tiêu nhân lực y tế trên 1 vạn dân lần lượt là 14 bác sĩ, 18 điều dưỡng và 3,3 dược sỹ đại học. 2/3 chỉ tiêu nhân lực y tế (số lượng bác sĩ và dược sỹ đại học) vượt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết 20;
Hệ thống đào tạo nhân lực y tế đã có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên cả nước. Thực hiện bước đầu đổi mới đào tạo nguồn nhân lực y tế. Xây dựng và thực hiện các chuẩn năng lực đào tạo, quy định về đào tạo chuyên khoa đặc thù. Thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh chữa bệnh;
Trong những năm qua, ngành Y tế đã chú trọng tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học y học, phát triển các ngành khoa học phục vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người. Nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến, có hiệu quả trong dự phòng, phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh và sản xuất thuốc mới, vắc xin;
"Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất được 10 vắc xin trong số 12 vắc xin sử dụng cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Hiện Bộ đang tập trung triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết.
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, trong công tác y tế - dân số cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại được nêu rõ trong báo cáo, bao gồm 6 nhóm vấn đề chính liên quan đến sự chênh lệch vùng miền về chỉ số sức khỏe, tiếp cận dịch vụ y tế, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế thiếu cân bằng và hiệu quả, nguồn lực cho y tế chưa được đảm bảo cả về nhân lực, tài lực và cơ chế tài chính, BHYT.
Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế đã được phân tích cụ thể, bao gồm các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong số các nguyên nhân chủ quan, Bộ Y tế thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc chủ động tham mưu, đề xuất chính sách cũng như phối hợp hiệu quả và tăng cường huy động sự tham gia, đóng góp nguồn lực xã hội cho công tác chăm sóc sức khỏe và dân số phát triển