“Sóng ngầm” trên sông Lô - Bài 2: Những cuốn sổ "lạ"

Quá trình theo tàu chở cát trên sông Lô, sông Hồng, nhóm phóng viên đã ghi nhận quy trình, cách thức kiểm tra các phương tiện vận tải thủy của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Từ đây, hé lộ câu chuyện kì bí về những cuốn sổ “lạ”.
Kẽ hở trong đào tạo nghề cho Bộ đội xuất ngũ - Bài 3: Quanh co giải thích Kẽ hở trong đào tạo nghề cho Bộ đội xuất ngũ - Bài 2: Đưa tiền, giữ thẻ và không gọi đi học Kẽ hở trong đào tạo nghề cho Bộ đội xuất ngũ - Bài 1: "Cho vay, cho mượn" và còn gì nữa

Như thông tin ở bài viết trước, nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã nhiều ngày bám sát, bí mật ghi nhận thực tế đường đi của những con tàu chở cát, sỏi trên sông Lô, sông Hồng chạy từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc về Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.

song ngam tren song lo bai 2 nhung cuon so la

Để ghi nhận được quy trình tuần tra, kiểm soát các tàu chở cát, sỏi trên sông của lực lượng CSGT đường thủy, nhóm phóng viên sau nhiều ngày khảo sát, tìm hiểu thông tin đã tìm cách xin đi nhờ một con tàu từ bến phà Then (xã Tử Đà, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) chạy về Hải Phòng.

Từ những cuộc trò chuyện với chủ tàu , cộng với hình ảnh được ghi lại của nhóm phóng viên, quy trình CSGT đường thủy tuần tra, kiểm soát phương tiện vận tải thủy không đúng quy định đã được "phơi bày".

Cụ thể, chủ tàu (quê tại Xuân Trường – Nam Định) chia sẻ: “Nhà tôi hiện chỉ có một tàu cát, muốn di chuyển được trên sông thì phải “làm luật”. Thông thường khi đi qua các trạm tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT đường thủy sẽ phải chi từ 200 - 300 nghìn đồng. Chuyến này, tàu của tôi chở gần 300m3, đi từ Đoan Hùng về đây (Phù Ninh - pv) đã phải chi gần 2 triệu rồi”.

Theo ghi nhận trên thực tế, trên mỗi ca-nô tuần tra, kiểm soát thường có ba cán bộ, chiến sĩ CSGT đường thủy. Một người lái ca-nô, một người quan sát và một người “kiểm tra” phương tiện. Cá biệt có những trạm chỉ có 1 hoặc 2 người ngồi trên ca-nô đi tuần.

song ngam tren song lo bai 2 nhung cuon so la

Quy trình tuần tra, kiểm soát được gói gọn như sau: Ca-nô chở CSGT đường thủy chạy tốc độ cao trên sông, di chuyển ngược chiều với các tàu chở cát, sỏi... Tuy nhiên, thay vì bước lên tàu để kiểm tra giấy tờ của chủ tàu, trọng tải, hàng hóa, bằng lái… các cán bộ, chiến sĩ CSGT chỉ điều khiển ca-nô áp sát mạn tàu, rồi thò tay cầm một "cuốn sổ mỏng” do một thuyền viên đứng đợi sẵn đưa cho, sau đó nhanh chóng áp sát tàu khác. Tất cả quy trình chỉ diễn ra khoảng 10 - 20 giây.

song ngam tren song lo bai 2 nhung cuon so la

Những cuốn sổ "lạ" có tác dụng như tấm vé thông hành?

Tại đoạn qua cầu Việt Trì (Phú Thọ), nhóm phóng viên ghi lại được cảnh hai người mặc sắc phục CSGT điều khiển ca-nô (không rõ số hiệu) tiếp cận mạn tàu chở hàng, rồi nhanh chóng rời đi sau khi “trao tay” cuốn sổ mỏng với những người đứng trên mạn tàu. Tuyệt nhiên, hai người trên ca-nô không hỏi câu nào về trọng lượng, hành trình hay hàng hóa được chở trên thuyền, cũng không kiểm tra sổ sách, hóa đơn hay giấy phép từ chủ tàu...

Tại một đoạn khác thuộc khu vực chân cầu Vĩnh Thịnh (Vĩnh Phúc), nhóm phóng viên tiếp tục chứng kiến màn kiểm tra thần tốc của công an đường thủy Vĩnh Phúc. Cụ thể, khoảng 12h00 ngày 11/8, hai người mặc sắc phục CSGT điều khiển chiếc ca-nô mang số hiệu CA88 - 0003 lao nhanh đến mạn trái của chiếc tàu chở cát. Tại đây diễn ra cảnh thuyền trưởng đưa ra một cuốn sổ và đổi lấy một cuốn sổ khác. Ngay sau đó, chiếc ca-nô rời đi và chiếc tàu tiếp tục chuyến hành trình.

song ngam tren song lo bai 2 nhung cuon so la
Những cuốn sổ được trao tay chớp nhoáng...

Theo thông tư 37/2013/TT-BCA, ngày 27/8/2013 của Bộ Công an về hoạt động tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy quy định, nếu phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm vào ban ngày CSGT phải hướng cờ hiệu "Cờ chữ K" về phía phương tiện cần kiểm soát, phất ba lần theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài, để ra hiệu cho phương tiện đó giảm tốc độ.

Sau đó, ca-nô của CSGT tấp sát vào phương tiện, cột dây cố định lại. CSGT leo lên phương tiện chào thuyền trưởng và thông báo lỗi vi phạm của phương tiện. Thuyền trưởng có nhiệm vụ cung cấp tất cả các giấy tờ như: bằng thuyền trưởng, giấy tờ phương tiện được phép hoạt động, giấy tờ nguồn gốc hàng hóa… cho CSGT. Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tổ công tác sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm, tạm giữ giấy tờ liên quan.

Nếu phương tiện không vi phạm thì CSGT phải nhắc nhở và ghi vào sổ tuần tra để theo dõi.

Vậy, cách tuần tra, kiểm soát của CSGT đường thủy tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc có đúng quy định của Bộ Công an? Phải chăng lời chia sẻ của các chủ tàu chở cát trên sông Lô về việc phải “làm luật” là có cơ sở?

Những cuộc trao đổi “sổ lạ” trên sông Lô, sông Hồng như chúng tôi ghi nhận được phải chăng là quy trình tắt và đúng luật của CSGT đường thủy?

(Còn nữa…)

Nhóm PV
Phiên bản di động