Sắp tới, mức đóng BHYT sẽ tăng mạnh
Nguy cơ người bệnh gánh chi phí khi bệnh viện tự chủ Công khai 123 đơn vị chây ỳ nợ BHXH, BHYT ở Quảng Ninh Hà Nội sẽ cấp lại thẻ BHYT ngay trong ngày |
Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện luật BHYT và lấy ý kiến cho dự thảo luật BHYT sửa đổi tổ chức tại Hà Nội sáng nay, ông Phan Văn Toàn, Phó vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết, luật BHYT sắp tới sẽ có nhiều điểm mới.
Điểm đáng chú ý nhất tại dự thảo là sẽ thay đổi mức đóng BHYT hàng tháng, tối đa lên mức 6% lương cơ cơ sở, thay vì mức 4,5% như hiện tại, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam cùng lãnh đạo Vụ BHYT, Bộ Y tế trả lời các vướng mắc từ các bệnh viện
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định thì mức đóng bằng 6% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản.
Dự thảo luật cũng yêu cầu tất cả thành viên thuộc hộ gia đình phải tham gia cùng một thời điểm (thay vì có thể tham gia từng cá nhân như hiện nay). Tuy nhiên mức đóng của thành viên thứ 2 trong gia đình sẽ bằng 80% của người thứ nhất, thay vì mức 70% như hiện nay.
Như vậy, cùng với các đợt tăng lương cơ sở đều đặn, mức đóng BHYT trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. Hiện tại, lương cơ sở đang là 1.490.000 đồng, với mức đóng 4,5%, tương đương mức đóng BHYT là 804.000 đồng/năm, nếu tăng lên 6%, mức đóng sẽ lên gần 1.100.000 đồng.
Theo giải thích của Vụ BHYT, việc giảm mức hỗ trợ mua BHYT cho các thành viên hộ gia đình là để ngang bằng với mức hỗ trợ 30% của học sinh, sinh viên hiện nay.
Theo quy định hiện hành, mức đóng BHYT trong giai đoạn hiện nay được Chính phủ quy định bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Điểm mới nữa của dự thảo là sẽ có BHYT bổ sung, với hình thức tương tự như các BHYT tư nhân. Đây sẽ là hợp đồng tự nguyện giữa cơ quan bảo hiểm và cá nhân, cho phép khách hàng hưởng tương xứng với mức đóng.
Quỹ BHYT bổ sung sẽ độc lập và tự chủ hoàn toàn về tài chính với quỹ BHYT hiện hành.
Ngoài ra, dự thảo luật BHYT cũng đề xuất thành lập một cơ quan giám định BHYT độc lập, tách khỏi BHXH Việt Nam để tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Theo dự kiến, luật BHYT sửa đổi sẽ có hiệu lực từ năm 2022.
Theo thống kê, tỉ lệ tham gia BHYT đã tăng từ 71,3% dân số năm 2014 lên 89,8% dân số năm 2019, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao (đến 2020 đạt 80% dân số tham gia BHYT).
Năm 2018 cả nước có 176 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT. Tính đến hết tháng 11/2019, số thu BHYT ước đạt 84.93 tỉ đồng, chi khám chữa bệnh BHYT ước 9.938 tỉ đồng. Đến cuối năm 2018, quỹ dự phòng còn khoảng 37.000 tỉ đồng.