Quy định về việc phát hiện và tìm thấy cổ vật

Trong quá trình đào đất xây nhà, tôi và nhóm thợ đã phát hiện ra 1 số đồng tiền cổ và nhiều bức tượng có hoa văn kỳ lạ. Cả chủ và thợ đều thống nhất là tìm thợ đồ cổ để định giá bán bức tượng và tiền xu đã đào được.
Cựu chiến binh lập bảo tàng tưởng nhớ đồng đội Jordan nhận chìm xe tăng, trực thăng để làm bảo tàng quân sự dưới biển 6 kiệt tác cổ vật ''đáng kinh ngạc" khiến cả thế giới phải "cúi rạp" trước người cổ đại Trung Quốc 26 bảo vật vàng hơn nghìn năm tuổi ở miền Tây Đà Nẵng: Cận cảnh khu bảo tồn tre trúc quý hiếm ở núi Sơn Trà Phát hiện trống đồng hàng nghìn năm tuổi tại Lào Cai

Câu hỏi: Tôi thuê đội đào móng nhà, trong lúc làm việc, họ phát hiện một số tượng và tiền cổ. Chúng tôi đã thống nhất là sẽ tìm người mua để cùng chia nhau hưởng giá trị bán được này. Vậy chúng tôi có vi phạm pháp luật không? Tôi là chủ nhà có được hưởng phần lớn hơn người làm thuê, đào móng nhà cho tôi không? Bà T.H.H (An Giang)

Trước những thắc mắc trên của bà T.H.H, luật sư Nguyễn Quang Tâm - công ty luật Phúc Quang giải đáp như sau:

quy dinh ve viec phat hien va tim thay co vat
Luật sư Nguyễn Quang Tâm - công ty luật Phúc Quang

Theo quy định hiện hành, tại điều 229, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: “Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy

1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.”.

Như vậy, khi phát hiện ra tượng cổ, tiền cổ. Bà và nhóm thợ - Công dân phải có trách nhiệm thông báo ngay với chính quyền địa phương để có phương án bảo vệ và phối hợp xử lý.

Việc bà và nhóm thợ mang về nhà, không thông báo và giao nộp số tượng và tiền cổ cho cơ quan quản lý nhà nước là UBND Xã/ Phường là sai các quy định hiện hành. Nếu sau này bị phát hiện, tùy theo mức độ liên quan đến vật tìm thấy mà bà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 158 ngày 12/11/2013 như sau: “Điều 25. Vi phạm quy định về khai báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Hơn nữa, nếu bị phát hiện, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo BL hình sự 2015 về tội danh: “Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Vì vậy, chúng tôi đề nghị bà nhóm thợ khẩn trương mang nộp các vật tìm thấy cho chính quyền để các cơ quan này bảo quản và xử lý theo các quy định.

Việc xử lý được thực hiện theo Luật di sản 2009 nếu sau khi giám định, xác định các vật tìm được là di vật, cổ vật, di sản quốc gia. “Điều 41

1. Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ và do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ Văn hóa - Thông tin.

2. Căn cứ vào giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó cho bảo tàng nhà nước có chức năng thích hợp.

3. Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”.

Nếu không phải cổ vật, di sản quốc gia thì sẽ được xử lý theo quy định tại Nghị định số: 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 - Quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Cụ thể như sau: “Điều 21. Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm

1. Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin có liên quan với các cơ quan, người có thẩm quyền sau đây:

a) Cơ quan quân sự nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thuộc khu vực quân sự;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu không thuộc khu vực quân sự;

c) Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi gần nhất đối với tài sản bị chìm đắm không thuộc khu vực quân sự.

Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm chịu trách nhiệm về thông tin đã thông báo.

2. Cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm:

a) Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của đại diện tổ chức, cá nhân đã thông báo thông tin và đại diện cơ quan tiếp nhận thông tin; tổ chức, cá nhân thông báo thông tin giữ một bản để làm cơ sở giải quyết quyền lợi về sau; ……..”.

Vì vậy, có thể thấy các quy định hiện hành để xử lý trường hợp của bà được quy định chặt chẽ và chi tiết.

Nhà nước khuyến khích và có mức thưởng tương đối lớn cho người dân khi có công phát hiện ra tài sản, cổ vật bị chôn giấu, vùi lấp, …vv. Cụ thể, mức thưởng quy định tại Nghị định số: 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 như sau: “Điều 30. Mức chi: 1. …..

5. Mức chi thưởng cho tổ chức cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm và tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

a) Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây:

- Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia; …..

b) Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau:

+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;

+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;

+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;

+ Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;

+ Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;

………..”.

Với những quy định pháp luật nêu trên, người phát hiện sẽ được thưởng, hoặc được hưởng giá trị tài sản khi phát hiện, tìm được tài sản, cổ vật, ..vv. Họ sẽ được nhà nước chi trả với các mức rất lớn với phát hiện của mình. Vì vậy, bà nên bàn bạc với nhóm thợ để nhanh chóng giao nộp các tượng và tiền cổ tìm thấy cho chính quyền địa phương. Mọi người sẽ được hưởng phần tài sản, hoặc được thưởng sau khi giám định để phân loại, xác định các vật tìm thấy. Kết luận xác định vật tìm thấy thuộc trường hợp nào, thuộc cổ vật, bảo vật quốc gia hay tài sản thông thường. Khi đó, các cơ quan chức năng sẽ giải quyết theo các quy định đã nêu ở trên.

Khi có quyết định của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước về tài sản này, nếu có thưởng hoặc được chia tài sản, giá trị tài sản tìm thấy. Bà nên cùng họ bàn bạc để tìm ra phương án giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý.

Văn Khê - Quang Tâm
Phiên bản di động