"Quốc phục" áo dài tinh tế bên bờ hồ Gươm

Tối 10/10, chương trình nghệ thuật "Áo dài xưa và nay" với các màn trình diễn áo dài độc đáo tại sân khấu số 2 Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Áo dài Việt Nam “cách tân” đẹp qua các thời kỳ TP Huế miễn phí tham quan di tích cho phụ nữ mang áo dài dịp 20/10 Chiêm ngưỡng bộ sưu tập áo dài với chủ đề "Sắc Thu quyến rũ"

Video trình diễn "áo dài xưa và nay" tại sân khấu số 2 Lý Thái Tổ

Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống mà khi nhìn vào người mặc thì ai cũng có thể biết họ đến từ đâu. Nếu người Nhật Bản có Kimono, người Hàn Quốc có Hanbook…, thì Việt Nam có Áo dài được xem là “Quốc phục” của dân tộc. Theo thăng trầm của dòng chảy lịch sử, Áo dài Việt Nam dẫu có những biến đổi cho phù hợp xu thế thời đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp dịu dàng, mềm mại đầy nữ tính, vẫn thu hút được “ánh nhìn” của thế giới từ sự kín đáo mà vẫn gợi cảm.

Chương trình do Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Hoàn Kiếm phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hoàn Kiếm, Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tổ chức, nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chào mừng Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Áo dài được cách điệu giúp người con gái Việt Nam thêm phần nữ tính, dịu dàng
Điểm nhấn trong đêm nghệ thuật là các màn trình diễn tái hiện sự thay đổi của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam qua từng thời kỳ. Các bộ áo dài này nằm trong bộ sưu tập của thương hiệu My Color, Thảo Tây, Tạ Ninh Nhân, Khôi Nguyễn, Minh Hùng...
Từng đường nét, hoa văn,... đều được các nhà thiết kế chau chuốt, tỷ mỉ
Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tạo ra những tà áo dài độc đáo, lạ mắt

Quả thật, phụ nữ Việt Nam đang sở hữu một tài sản vô cùng quý giá: Áo dài truyền thống. Và để Áo dài trở thành Quốc phục bản quyền thì mỗi chúng ta phải gìn giữ và trân trọng như chính linh hồn dân tộc. Người Việt Nam mặc Áo dài không chỉ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài mà còn thể hiện giá trị đạo đức, thẩm mỹ của dân tộc Việt.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động