Phát triển thành phố Quảng Ngãi về phía biển

Hướng biển là đích đến, là tinh thần chủ đạo mà lãnh đạo TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đặt ra và đang từng bước thực hiện để đưa thành phố này thành đô thị trẻ năng động, hiện đại.
Đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Dung Quất II - Cơ hội để Quảng Ngãi thu hút đầu tư Quảng Ngãi gắn mã QR cho danh lam, thắng cảnh trên đảo Lý Sơn PVN cùng BSR và PVGAS hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi 2 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 9 Quảng Ngãi yêu cầu ca sĩ Phương Thanh xóa bài viết làm từ thiện xúc phạm người dân
Cầu Cổ Lũy nối 2 bờ Nam - Bắc sông Trà Khúc (Ảnh: Thạch Thảo)
Cầu Cổ Lũy nối 2 bờ Nam - Bắc sông Trà Khúc (Ảnh: Thạch Thảo)

Điều đó được thể hiện qua Quy hoạch chung TP Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Trong tiến trình vươn đến đô thị phát triển theo mô hình đa cực, dòng sông Trà Khúc sẽ là nền tảng chủ đạo, tạo nên trục phát triển đô thị - du lịch - dịch vụ theo hành làng ven biển; Trong khi đấy, phát triển các khu chức năng để tạo cảnh quang thoáng đãng xung quanh biển Mỹ Khê cũng được đặc biệt chú trọng; Đồng thời, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch gắn với hệ sinh thái tự nhiên.

Để có sự chuyển mình như ngày hôm nay, đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều năm trước, mà quyết định mang tính bước ngoặt có thể phải kể đến Nghị quyết 123/NQ-CP của Chính phủ về việc mở rộng TP Quảng Ngãi. Với việc sáp nhập địa giới hành chính của huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa vào, diện tích của TP Quảng Ngãi được mở rộng khoảng 4 lần, đưa thành phố này thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh lớn nhất nước về diện tích tự nhiên và đơn vị hành chính. Trong bối cảnh chật chội, việc mở rộng thành phố bằng cách sáp nhập, đã có thêm không gian và tạo cú hích để giúp TP Quảng Ngãi phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Nếu như mở rộng sẽ tạo thêm không gian thì tăng cường tính kết nối lại thúc đẩy sự phát triển đồng bộ, tránh lạc nhịp. Điều đó được thể hiện qua hàng loạt các công trình giao thông đã và đang sắp về đích. Điển hình nhất là cầu Cổ Lũy với vốn đầu tư 2.250 tỷ đồng có chiều dài toàn tuyến là 3.700m, nối bờ Nam là xã Nghĩa Phú với bờ Bắc là xã Tịnh Kỳ vừa được thông xe kỹ thuật hồi cuối năm 2020. Ngoài mang ý nghĩa lớn về mặt kết nối giao thông hai bờ sông Trà Khúc, cây cầu hiện đại nhất tỉnh Quảng Ngãi này, với thiết kế chịu lực bởi 5 trụ dây văng, cùng với chiếu sáng đặc sắc, sẽ được sử dụng theo 5 kịch bản khác nhau nhằm phục vụ cho các sự kiện lớn.

Cùng với hướng biển, phát triển thành đô thị năng động, hiện đại, TP Quảng Ngãi còn đặt mục tiêu thành đô thị phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, một vấn đề khác của TP Quảng Ngãi mà không thể không lưu tâm, đó là tình trạng ngập cục bộ khi có mưa lớn bởi hệ thống thoát nước chưa được đồng bộ. Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, để đô thị Quảng Ngãi bám vào sông, vào biển, nhưng không bị ngập lụt cần phải tôn trọng đường đi của nước từ trên núi đổ xuống biển. Nếu chặn lại đường đi của nước thì sẽ phải trả giá rất đắt. Chỗ nào đã bịt thì phải khơi thông, chỗ nào hẹp phải mở rộng.

“Khi xây dựng đô thị biển, điểm quan trọng là cần khai thác được giá trị của hệ thống sông về cảnh quan, văn hóa, lịch sử. Trong quy hoạch phát triển phải bảo vệ tốt nhất những đô thị cổ, những di tích lịch sử, văn hóa”, ông Chính nhấn mạnh.

Xuân Khánh
Phiên bản di động