Phát huy đúng, đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô

Nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự thế chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng nhưng vận dụng trong thực tiễn lại là sự linh hoạt để phát huy đúng và đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô.
Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm qua hàng không, chuyển phát nhanh ngày càng tinh vi Tự hào ngắm nhìn Hà Nội tỏa sáng, vững bước sau 15 năm Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề xuất nhiều giải pháp “cởi trói” cho ngành Y tế Hà Nội
Phát huy đúng, đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô
Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng tham luận tại hội thảo

Pháp luật là công cụ thể chế hóa chủ trương của Đảng

Theo Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội, cần nhìn nhận đúng về mối quan hệ giữa pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng; Nhất là cần có quan niệm đúng về vai trò của pháp luật với tư cách là công cụ thể chế hóa chủ trương của Đảng cầm quyền.

"Có thể nói, quan điểm pháp luật phải thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng là đúng về mặt nguyên tắc, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật" - TS Chu Mạnh Hùng nhấn mạnh, đồng thời chỉ rõ " Việc thể chế hóa này không có nghĩa chỉ là công việc của những người soạn thảo, góp ý, thẩm định và biểu quyết thông qua các văn bản pháp luật và không còn những dư địa để chủ thể có liên quan thể hiện vai trò và trách nhiệm của minh.

Với Hà Nội, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là "Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; Là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; Là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội".

Trên cơ sở định hướng của Đảng, các chính sách để sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô được xác định bao gồm 9 nhóm vấn đề chính: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển Thủ đô; Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng của Thủ đô; Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; Phát triển văn hóa và giáo dục- đào tạo Thủ đô; Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; Liên kết, phát triển Vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.

"Như vậy, nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự thế chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng nhưng vận dụng trong thực tiễn lại là sự linh hoạt để phát huy đúng và đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)" - TS Chu Mạnh Hùng nêu.

Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng cũng chỉ rõ: Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bước đầu đã thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển Thủ đô và sự sáng tạo, thông qua: Tổng kết thực hiện Luật Thủ đô, quan điểm của nhà quản lý, những luận cứ khoa học của các cơ quan nghiên cứu đội ngũ trí thức và các nhà hoa học; Chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển Thủ đô, trong đó phân quyền mạnh cho các địa phương cũng như Hà Nội để khơi dậy tiềm năng, phát huy thế mạnh nhằm thực hiện khát vọng phát triển Thủ đô và đất nước...

Phát huy đúng, đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô
Đại biểu dự hội thảo

Đô thị vệ tinh ảnh hưởng đến quy hoạch, quản lý và phát triển Thủ đô

Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng cũng làm rõ sự cần thiết về quy định của đô thị vệ tinh. Theo TS Chu Mạnh Hùng, đô thị Hà Nội nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, mang những đặc điểm chung về địa lý tự nhiên của khu vực với những lợi thế và bất lợi. Dựa vào điều kiện tự nhiên, từ xa xưa ông cha ta đã biết tận dụng thuận lợi và chế ước mặt bất lợi. Ngày nay nhân tố này tiếp tục ảnh hưởng đến quy hoạch, quản lý và phát triển của Thủ đô.

Vì thế, đặc điểm vùng và đặc thù địa phương của tự nhiên Thăng Long - Hà Nội là nhân tố phải được xem xét trong quy hoạch, mô hình tổ chức và quản lý đô thị Hà Nội. Từ nguyên tắc nương thuận (trung đại) đến khống chế (cận đại và hiện đại), mỗi thời một điều kiện và yêu cầu khác, nhưng sự hài hòa với tự nhiên vẫn là nguyên tắc bền vững nhất. Trong đó, cần phải có sự kết hợp cả hai nguyên tắc này trong quy hoạch và tổ chức không gian đô thị Hà Nội.

Điều kiện địa lý - tự nhiên, đặc trưng lịch sử văn hóa quyết định tới đặc trưng chức năng lãnh thổ của đô thị Hà Nội. Theo đó, Hà Nội - đô thị có chức năng trung tâm tổng hợp quốc gia và chức năng chuyên biệt là trung tâm chính trị - hành chính của đất nước, trung tâm lớn về văn hóa. Vì vậy, Hà Nội chịu tác động của hệ thống quản lý theo trục dọc và trục ngang; Đồng thời Thủ đô Hà Nội là điển hình cho sự tương tác giữa Trung ương và địa phương, trung tâm và ngoại vi. Đặc trưng này là cơ sở để Đảng chủ trương và thể chế trong Dự thảo Luật Thủ đô về “Đô thị vệ tinh”.

Trong mối quan hệ với đô thị trung tâm và các đô thị khác, thành phố thuộc thành phố Hà Nội là quan hệ kết nối và không phải là phần mở rộng của đô thị trung tâm Hà Nội. Theo đó, cần thiết phải có sự phân biệt về khoảng cách với đô thị trung tâm Hà Nội và các đô thị khác như lý thuyết khuếch tán được áp dụng ở các thành phố lớn trên thế giới nhằm giải tỏa áp lực dân cư, phát triển kinh tế, dịch vụ và các hoạt động khác; Xử lý tốt mối quan hệ “trục dọc, trục ngang” để các thành phố thuộc thành phố Hà Nội không rơi vào tình trạng đô thị vệ tinh là sự mở rộng của đô thị trung tâm như trường hợp của thành phố Thủ Đức.

Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt trực thuộc Trung ương, là trung tâm chính trị - hành chính; Trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ... của đất nước có lịch sử hàng ngàn năm với nhiều sắc thái văn hóa. Các đặc trưng đó chi phối đến quy hoạch, thiết kế mô hình và phương thức quản lý Thủ đô. Vì vậy, phải xem xét Hà Nội với tư cách là một đô thị, chức năng của đô thị với các đặc điểm của vị trí địa lý, sắc thái văn hóa, tập quán dân cư, mối quan hệ tương tác trong vùng... Đây là những vấn đề vĩ mô cần được thể chế thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng như những nội dung pháp lý về đô thị vệ tinh và thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Hạnh Nguyên;Ảnh Hồng Mạnh
Phiên bản di động