Ổ virus cổ xưa đe dọa con người hồi sinh bởi băng vĩnh cửu tan chảy

Các virus và vi khuẩn cổ xưa nguy hiểm đã vắng mặt trong sinh quyển của Trái đất hàng nghìn năm có nguy cơ hồi sinh đe dọa con người do biến đổi khí hậu đang làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu vốn khóa chặt chúng ở bên trong, theo Express.
Giới khoa học phát hiện mục tiêu tấn công đáng sợ của virus corona Video cho thấy sức phát tán của virus SARS-CoV-2 sau một cơn ho trong siêu thị
o virus co xua de doa con nguoi hoi sinh boi bang vinh cuu tan chay
Nhiều virus và vi khuẩn cổ xưa bị đóng băng trong những lớp băng vĩnh cửu ở các vùng cực.

Biến đổi khí hậu đang làm tan chảy băng vĩnh cửu đã khóa chặt các loại virus và vi khuẩn cổ xưa vô cùng nguy hiểm vì hệ thống miễn dịch của con người chưa từng biết đến chúng.

Khi băng tan chảy, nó giải phóng các loại virus và vi khuẩn cổ xưa và giúp chúng hồi sinh. Theo Express, băng vĩnh cửu là nơi hoàn hảo để đóng băng vi khuẩn giúp chúng tồn tại trong khoảng thời gian rất dài, có lẽ chừng một triệu năm. Điều đó có nghĩa là băng tan có khả năng thúc đẩy nguy cơ bùng phát những đại dịch mà con người chưa từng biết tới.

Nhà sinh vật học tiến hóa Jean-Michel Claverie tại Đại học Aix-Marseille, Pháp cho biết: "Những vùng đất đóng băng thường xuyên là nơi bảo quản rất tốt các vi khuẩn và virus vì lạnh giá quanh năm, không có oxy và ánh sáng. Các virus cổ xưa gây bệnh gây ảnh hưởng cho người hoặc động vật có thể được bảo tồn trong các lớp băng vĩnh cửu".

Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Mỹ đã đi thực địa đến Tây Tạng vào năm 2015 và phát hiện ra 28 nhóm virus chưa từng được phát hiện trước đó trong một dòng sông băng đang tan chảy.

Gần đây, họ đã trình bày chi tiết về những phát hiện của mình. Theo đó, các nhà nghiên cứu ban đầu đã khoan một lỗ vào sông băng, thu thập 2 mẫu lõi băng từ sông băng 15.000 năm tuổi, và sau đó kiểm tra chúng trong phòng thí nghiệm.

Tổng cộng, họ đã xác định được 33 nhóm virus, trong đó có 28 nhóm hoàn toàn mới đối với các nhà khoa học.

Vào tháng 8/2016, tại một khu vực hẻo lánh của vùng Siberia có tên là Bán đảo Yamal ở Vòng Bắc Cực, một cậu bé 12 tuổi đã chết và ít nhất 20 người phải nhập viện sau khi bị nhiễm bệnh than.

Giả thiết cho rằng, hơn 75 năm trước, một con tuần lộc bị nhiễm bệnh than đã chết và thi thể nó bị đông lạnh mắc kẹt dưới một lớp đất đóng băng, được gọi là băng vĩnh cửu.

Nó đã nằm ở đó cho đến khi một đợt nắng nóng vào mùa hè năm 2016, khi băng vĩnh cửu tan chảy, làm lộ ra xác chết của con tuần lộc và giải phóng virus gây bệnh than vào nước và đất gần đó và sau đó vào nguồn cung cấp thực phẩm. Hơn 2.000 con tuần lộc chăn thả gần đó bị nhiễm bệnh, sau đó dẫn đến một số ít trường hợp mắc bệnh ở người.

Từ Tây Tạng đến Bắc Cực và sau đó là Nam Cực, sông băng và băng trên khắp thế giới đang tan chảy với tốc độ đáng báo động, dấy lên nguy cơ con người có thể tiếp xúc với các vi khuẩn và virus mới.

Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để thu thập, xác định và lập danh mục các vi khuẩn, virus được tìm thấy trong các lớp băng cổ đại bị tan chảy.

Nguồn: Dân Việt
Phiên bản di động