Gia tăng dịch bệnh bùng phát sau mưa bão
Những bệnh hay mắc sau mưa bão
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng do mưa, lũ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, thực phẩm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm.
Các bệnh thường gặp như nước ăn chân, các bệnh lý da liễu khác, cảm lạnh, cúm, đau mắt… Cũng do môi trường ẩm ướt, nước tù đọng ở các vật dụng nên sinh sản nhiều muỗi, vì vậy bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan.
Các bác sĩ da liễu cũng lưu ý người dân phòng các bệnh về da như ghẻ, nấm da sau khi tiếp xúc với nước bẩn. Người dân nên rửa ngay bằng nước sạch, đặc biệt chú ý vệ sinh kỹ vùng kẽ ngón chân, ngón tay - những nơi dễ đọng nước và bụi bẩn.
Theo số liệu của CDC Hà Nội, từ ngày 6/9 đến ngày 13/9, toàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, 52 ca mắc tay chân miệng, 1 ca sởi, 3 ca mắc ho gà, 1 ca liên cầu lợn. Đối với bệnh sốt xuất huyết, toàn thành phố tăng 37 trường hợp, bệnh nhân phân bố tại 27 quận, huyện, thị xã. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thạch Thất, Thanh Oai, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Phúc Thọ.
Các tỉnh phía Bắc vừa chịu thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ gây ra |
Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân gồm: Tân Hội, Đồng Tháp, Phương Đình thuộc huyện Đan Phượng; Dương Nội, Hà Đông; Hữu Bằng, Thạch Thất; Đông La, Hoài Đức; Phụng Thượng, Phúc Thọ.
9 ổ dịch sốt xuất huyết được ghi nhận trong tuần qua tại Ba Đình, Đan Phượng, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Oai, Thạch Thất, giảm 1 ổ dịch so với tuần trước.
CDC Hà Nội nhận định, dịch sốt xuất huyết hiện đã bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm của dịch hằng năm (tháng 9 đến tháng 11), với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của muỗi truyền bệnh.
Đồng thời, kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Chủ động phòng bệnh
Hiện tại, ngành Y tế Hà Nội đã thành lập các đội cấp cứu cơ động sẵn sàng đáp ứng các tình huống có thể xảy ra.
Sở Y tế Thủ đô cũng đã chỉ đạo các đơn vị điều tra, lập danh sách các điểm có nguy cơ ngập lụt để xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, chuẩn bị cơ số thuốc điều trị các bệnh thường gặp sau mưa lũ và các hóa chất (Cloramin B, phèn chua…) để xử lý nguồn nước, môi trường.
Phun khử khuẩn tại trường Mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì |
Về an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như lương khô, mì gói, nước uống đóng chai... với những khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt.
Bộ Y tế cũng đề nghị Chi cục An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn.
Người dân tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Trường hợp các nguồn cấp nước như: giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng theo hướng dẫn của ngành y tế.
Bên cạnh đó, người dân cũng không sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng. Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, đồng thời tăng cường bổ sung vitamin, nhất là C và E, từ hoa quả và rau củ để cải thiện hệ miễn dịch. Uống đủ nước, giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa cảm cúm…
Duy trì các đội cơ động hỗ trợ giám sát, xử lý dịch bệnh trong mưa lũ Bộ Y tế đã có văn bản số 5400/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp phòng, ... |
Vĩnh Phúc: Kiểm tra công tác ứng phó, phòng chống dịch bệnh sau bão lũ Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, trước tình hình ngập lụt ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ngày ... |
10 khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh mùa bão lũ Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong mùa bão và ... |