Ô nhiễm không khí gây bệnh trầm cảm
Các nhà khoa học ngày càng tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy những người sống ở khu vực ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người sống ở nơi có không khí sạch hơn.
Mới đây nhất, một nghiên được công bố trên tạp chí y tế JAMA Network Open, là một trong những nghiên cứu đầu tiên kiểm tra mối liên hệ giữa phơi nhiễm ô nhiễm không khí lâu dài và nguy cơ trầm cảm được chẩn đoán sau 64 tuổi.
Bản thân trầm cảm là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Khi bệnh diễn tiến ở người lớn tuổi, nó có thể góp phần gây ra các vấn đề về khả năng suy nghĩ rõ ràng, cũng như các vấn đề về thể chất và thậm chí tử vong.
Những nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng chẩn đoán trầm cảm mới ít phổ biến hơn ở người lớn tuổi so với người trẻ tuổi.
Tiến sĩ Xinye Qiu, đồng tác giả của nghiên cứu mới chia sẻ đó là một trong những lý do lớn nhất mà chúng tôi muốn tiến hành phân tích này.
"Qua nghiên cứu chúng tôi đã thấy một số lượng lớn các chẩn đoán trầm cảm khởi phát muộn", ông này nói.
Tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm |
Để xác định mức độ tiếp xúc với ô nhiễm không khí của những người tham gia nghiên cứu, Qiu và các cộng sự đã xem xét nơi sống của từng người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và tạo ra các mô hình để xác định mức độ tiếp xúc với ô nhiễm tính trung bình trong một năm.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét mức độ tiếp xúc của những người tham gia nghiên cứu với ba loại ô nhiễm không khí gồm ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) hoặc ô nhiễm hạt, Nitrogen dioxide và ozone.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm cao hơn trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn. Cả ba chất gây ô nhiễm được nghiên cứu đều có liên quan đến nguy cơ trầm cảm khởi phát muộn cao hơn, ngay cả ở mức độ ô nhiễm thấp.
Vào năm ngoái một nghiên cứu được cống bố trên Tạp chí y khoa Psychology đã chỉ ra những thanh thiếu niên sống ở những khu vực có nồng độ ozone tương đối cao hơn cho thấy các triệu chứng trầm cảm gia tăng đáng kể theo thời gian.
Các triệu chứng trầm cảm này có thể biểu hiện như cảm giác buồn bã hoặc tuyệt vọng dai dẳng, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ hoặc có ý định tự tử.
Phát hiện trên cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe tinh thần, bên cạnh sức khỏe thể chất.