Những sai lầm khi uống nước sắn dây giải nhiệt mùa hè
Ăn chín, uống chín phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn |
Tác dụng của sắn dây
Sắn dây là thực phẩm thơm ngon, có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Nước uống từ bột sắn dây có thể giúp hạ huyết áp, hỗ trợ giải độc hiệu quả. Nhiều người còn dùng bột sắn dây như một phương thuốc để cai rượu. Nguyên liệu này có khả năng hạn chế rượu hấp thụ vào cơ thể, bảo vệ gan, hạn chế cơn say rượu.
Theo nghiên cứu, tinh bột từ sắn dây có tác dụng giải tỏa cơn khát và chống mệt mỏi. Đặc biệt, nước uống này rất hiệu quả cho những người vừa đi ngoài nắng về. Một ly nước pha với bột sắn dây, thêm một ít đá sẽ giúp bạn chống lại cơn say nắng, giảm đau đầu.
Sắn dây là thức uống có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe |
Bên cạnh đó, các khoáng chất trong sắn dây kích thích cơ thể sản sinh lợi khuẩn, cải thiện đường ruột, hạn chế tối đa các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Bột sắn dây cũng không chứa chất béo bão hòa. Giảm chất béo bão hòa được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, chất xơ có trong bột sắn dây sẽ tạo cảm giác no lâu, rất phù hợp cho những người đang ăn kiêng, giảm cân.
Sai lầm khi uống bột sắn dây
Phần lớn mọi người thường lầm tưởng bột sắn dây có thể pha với nước lạnh hay nước nóng tùy ý. Tuy nhiên, đây là thói quen cực kỳ tai hại.
Bột sắn dây phải được nấu chín trước khi bổ sung vào cơ thể bởi vì nguyên liệu này có tính hàn nên uống sống thường xuyên dễ gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Bên cạnh đó, theo Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Vinmec bột sắn dây thường được chế biến thủ công cho nên trong quá trình lọc tinh bột sẽ có thể không lọc hết tạp chất, tinh bột sắn dễ nhiễm khuẩn. Để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội.
Một ly sắn dây vào mùa hè là lựa của nhiều người |
Việc thêm mật ong vào bột sắn dây để uống cũng nên hạn chế sử dụng vì sẽ gây hạn chế tác dụng của nhau. Một số tài liệu về Đông y dược cũng đưa ra khuyến cáo những thực phẩm kỵ nhau, trong đó có mật ong và bột sắn dây.
Thông tin cho rằng kết hợp hai loại này với nhau dẫn đến đột tử thì không đúng. Khi uống, cơ địa của người nào không hợp thì người đó có thể bị đau bụng, khó chịu. Những người cơ thể đang bị hàn không nên sử dụng mật ong và bột sắn dây vì bột sắn dây có tính hàn.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cũng nhận định, thông tin sắn dây pha cùng mật ong có thể gây chết người là không chính xác. Thực tế, nhiều người vẫn sử dụng bột sắn dây để nấu chè, bổ sung nguyên liệu là mật ong để thơm ngon hơn và nhiều dinh dưỡng hơn.
Những lưu ý khi uống bột sắn dây
Mỗi người không nên uống quá một ly bột sắn dây mỗi ngày. Tuy bột sắn dây tốt nhưng dùng quá liều sẽ khiến loại bột này phản tác dụng. Lưu ý, bạn cũng chỉ nên cho thêm 1 chút đường, không nên uống với quá nhiều đường.
Bên cạnh đó, có công thức thêm hoa bưởi vào loại nước này để làm tăng hương vị, tuy nhiên cách này không mang đến hiệu quả, đồng thời còn làm giảm đáng kể dược tính của sản phẩm.
Nên uống bột sắn dây pha với nước sôi hoặc nấu thành chè trên bếp để tránh gây hại cho sức khoẻ |
Nhiều người thường có thói quen ướp hoa bưởi vào bột để nước có mùi vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, đây là thói quen không đúng, bởi vì hoa bưởi sẽ làm giảm đáng kể dược tính của sản phẩm.
Theo bác sỹ cao cấp y học cổ truyền, Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây sống có tính hàn trẻ nhỏ uống nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Dùng bột sắn dây cho trẻ nên nấu chín để giảm bớt tính hàn. Đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận cơ thể của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Đối với phụ nữ mang thai, cơ thể thường bị nóng, nếu uống nước sắn dây sẽ rất tốt. Tuy vậy, nếu bạn thấy người mình đang bị lạnh, cơ thể yếu ớt, mỏi mệt, có biểu hiện huyết áp bị hạ thấp tuyệt đối không nên uống bột sắn dây vì chúng có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn.