Người trẻ và áp lực "ăn cỗ giá cao" những ngày cuối năm

Mới tốt nghiệp và mới tìm được công việc với mức lương chỉ đủ xăng xe, nhiều bạn trẻ phải méo mặt khi dồn dập nhận về những chiếc thiệp mời cưới dịp cuối năm.
Người trẻ “sợ” những bữa tiệc cuối năm Những người trẻ với sứ mệnh lan tỏa tình yêu sách Nhiều người trẻ dự định không nghỉ Tết

Đến hẹn lại lên, mùa cưới lại về. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng đám cưới càng nhiều hơn dịp cuối tháng 12. Trái ngược với niềm hạnh phúc của đôi lứa là những nét mặt lo lắng khi phải giải bài toán “mừng cưới bao nhiêu” của những bạn trẻ được mời cưới.

Trung bình 1 đám cưới/1 tuần

“Thời điểm cuối năm, mình nhận thiệp mời cưới một cách dồn dập. Trung bình cứ 1 tuần lại 1 đám cưới. Người thì tổ chức ở quê, người thì tổ chức ngay trên phố. Dù đi hay không vẫn phải gửi phong bì. Trung bình mỗi đám cưới, mình mừng khoảng 500.000 đồng. Lương tháng mới hơn 4 triệu mà ra đến 2 triệu đồng mừng cưới thì làm sao để cân đối chi tiêu.”, Quỳnh Trang ở quận Đống Đa bày tỏ.

Cô gái 23 tuổi cho biết, vừa nhận việc tại công ty kế toán được 2 tháng đã nhận được thiệp mời cưới của đồng nghiệp. Cô chia sẻ: “Đến tên các thành viên mình chưa nhớ hết, chưa được nhận lương cứng, nhưng nhận thiệp hồng thì vẫn phải tham dự thôi, thế mới hòa nhập được với môi trường mới”.

Cân đo đong đếm tiền mừng chưa bao giờ là chuyện dễ dàng
Cân đo đong đếm tiền mừng chưa bao giờ là chuyện dễ dàng

Chia sẻ thêm, Trang cho biết, dù kinh tế chưa ổn định nhưng cũng khó có thể từ chối lời mời. Vẫn “lên đồ”, vẫn niềm nở, đó là những gì cô gái thể hiện trong các lễ cưới mà mình tham gia, dù không hề mong muốn. Mỗi khi được mời cưới, nữ kế toán chỉ biết cười trừ với tâm trạng “vui cho bạn nhưng buồn cho mình”.

Bánh chưng có thể thiếu thịt

Khá khẩm hơn Quỳnh Trang, bạn Lê Huy Hùng (Hà Đông) là một nhân viên thiết kế đồ họa, có mức lương khá ổn. Chàng trai 25 tuổi không suy nghĩ quá nhiều về chuyện tiền bạc khi tham dự đám cưới của những người thân thiết. Tuy nhiên, khi các đám cưới dồn dập vào một lúc khiến Huy Hùng có phần bối rối.

“Thời điểm này thưởng Tết còn chưa có, lương của mình cũng chưa về, mà tháng này, có thể mình phải tốn 3 – 4 triệu tiền mừng đám cưới. Giờ đây, mình chỉ mong thưởng Tết cao hơn một chút để bù đắp vào các khoản, để bánh chưng còn có thịt.”, Huy Hùng chia sẻ.

Đi hay không đi, nói 1 lời thôi
Đi hay không đi, nói 1 lời thôi

Từ tháng 10 đến nay, chưa tháng nào Hùng không nhận được thiệp hồng từ những người bạn đến đồng nghiệp. Dù công tác ở Hà Nội nhưng nam nhân viên thiết kế đồ họa cũng thể không về quê tham dự đám cưới của bạn thân. Sau đó còn là đám cưới bạn Đại học, bạn cùng trọ,… khiến chàng trai ví vui đi ăn cưới như đi chạy show.

Huy Hùng cho biết thêm: “Cỗ cưới thì cũng chỉ là những món quen thuộc như gà, giò, xôi,.. mà mình cũng có ăn được gì đâu. Những lần về ăn cỗ cưới quê nhưng muộn giờ, cỗ cũng không còn nóng lắm, cảm giác cỗ cũng chỉ có những món như cơm bình dân, nhưng là giá cao vì giờ vật giá cái gì cũng lạm phát”.

“Bao giờ lấy chồng?”

Đây đã trở thành câu hỏi khiến Thu Quỳnh, nữ nhân viên kinh doanh 26 tuổi, cảm thấy ám ảnh. “Cả thanh xuân của mình dường như chỉ để đi ăn cưới. Dịp cuối năm này thì càng dồn dập. Trước kia phòng trọ mình có 4 người thì 3 cô đã cưới lần lượt từ tháng 11 đến giờ. Mình cũng có phần sốt ruột nhưng kệ thôi, tất cả là duyên số”, cô gái tâm sự.

Chia sẻ thêm, Quỳnh cho biết, thu nhập cũng bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh. Dịp cuối năm này, dù muốn tiết kiệm tiền để chi tiêu vào dịp Tết nhưng lượng đám cưới dồn dập khiến cô cảm thấy áp lực hơn rất nhiều.

“Tính sơ, tháng vừa rồi mình đi 3 đám cưới, 2 trên 3 đám cưới trong số đó là của những người bạn thân. Tính ra, mình đã chi 2/3 số tiền lương để tham dự các đám cưới, 1 phần dư để chi tiêu các khoản sinh hoạt. Kế hoạch tiết kiệm để mời bố mẹ đi du lịch đã không thành”, cô gái chia sẻ.

Nhìn nhận mọi chuyện theo cách lạc quan, Thu Quỳnh cho biết: “Mình không có suy nghĩ cần nhanh chóng cưới để thu hồi vốn. Mình cảm thấy mừng cho những người thân yêu lập gia đình, đó là niềm hạnh phúc cả đời của họ”.

Theo khảo sát mới đây của công ty bảo hiểm Prudential, 46% Gen Y (sinh năm 1981-1996) và 48% Gen Z (sinh năm 1997-2012) cho rằng việc chi tiêu cho đám cưới của bạn bè hoặc người thân, lễ thôi nôi và một số dịp kỷ niệm khác đang ảnh hưởng đến việc tích cóp của họ.

Theo khảo sát mới đây của công ty bảo hiểm Prudential, 46% Gen Y (sinh năm 1981-1996) và 48% Gen Z (sinh năm 1997-2012) cho rằng việc chi tiêu cho đám cưới của bạn bè hoặc người thân, lễ thôi nôi và một số dịp kỷ niệm khác đang ảnh hưởng đến việc tích cóp của họ.
Đình Trung
Phiên bản di động