Người bệnh sốt xuất huyết dễ trở nặng trong giai đoạn nào?

Khi bị mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần được theo dõi sát trong giai đoạn nào để sớm phát hiện nếu có triệu chứng nặng, nguy hiểm?
Bộ Y tế kêu gọi mỗi tuần dành 10 phút diệt lăng quăng, bọ gậy Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà, tránh biến chứng nặng Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức phòng dịch sốt xuất huyết
Chú thích ảnh
Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng điều trị tại bệnh viện (Ảnh: TTXVN)

TS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo: Với người bệnh sốt xuất huyết, quan trọng nhất là cần phải theo dõi rất sát các dấu hiệu sinh tồn, cũng như các dấu hiệu cảnh báo trở nặng có thể xuất hiện trong quá trình điều trị.

Cụ thể, sốt xuất huyết Dengue nếu diễn biến nặng thường bắt đầu từ ngày thứ 4 trở đi, đây là giai đoạn bệnh nhân dễ có hiện tượng thoát huyết quản. Tại thời điểm này, bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo và dễ bị sốc Dengue.

Theo đó, sốt xuất huyết nếu không phát hiện và điều trị đúng, kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng...

Với người mắc sốt xuất huyết, cần được điều trị triệu chứng như: Hạ sốt bằng paracetamol; Theo dõi mạch mỗi 4 - 6 giờ; Người bệnh cần được bù dịch sớm qua đường uống bằng việc uống Oresol, nước hoa quả, nước cháo loãng, đặc biệt không cho người bệnh uống các thực phẩm có màu nâu đỏ như xá xị, socola…

Người bệnh được chỉ định truyền dịch trong các trường hợp: Lừ đừ, không uống được nước, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, có dấu hiệu mất nước…

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi người dân có dấu hiệu bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện sốt xuất huyết và tư vấn điều trị phù hợp, không tự ý điều trị tại nhà.

Để cảnh giác với các biến chứng nặng, với người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại nhà cần chú ý việc đi tiểu, nếu thấy giảm đi tiểu hơn, mệt, khác nước hơn thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để kiểm tra công thức máu.

Đặc biệt, việc bù dịch bằng đường uống Oresol với người sốt xuất huyết rất quan trọng, có thể tránh được tình trạng mất dịch, cô đặc máu. Với những bệnh nhân nôn liên tục không uống bù dịch được thì cần đến cơ sở y tế để bù dịch bằng đường tĩnh mạch.

PV
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động