Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà, tránh biến chứng nặng

Người mắc sốt xuất huyết điều trị tại nhà cần được theo dõi, chăm sóc như thế nào?
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức phòng dịch sốt xuất huyết Số ca mắc sốt xuất huyết năm 2022 đã vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch Hà Nội chủ động, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Chú thích ảnh
Người bệnh sốt xuất huyết nặng phải nhập viện điều trị (Ảnh: TTXVN)

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hầu hết bệnh nhân sốt xuất huyết đều có triệu chứng nhẹ; Tuy nhiên một số trường hợp dễ diễn biến nặng cần được theo dõi, xử trí kịp thời. Người mắc sốt xuất huyết trong những ngày đầu vẫn có thể chăm sóc tại nhà.

Theo đó, khi chăm sóc người mắc sốt xuất huyết tại nhà, người dân cần chú ý các triệu chứng của người bệnh như: Người bệnh cần được thường xuyên cặp nhiệt độ hoặc theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác.

Nếu người bệnh đau mỏi người, sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau; Lưu ý, tránh dùng nhóm thuốc như: Aspirin, ibuprofen vì các thuốc này có thể gây chảy máu.

Người bệnh không dùng thuốc kháng sinh, không tự ý truyền dịch như: Đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân cần được uống nhiều nước như: Nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi.

Bác sĩ cũng lưu ý, sau ngày thứ 5, bệnh nhân có thể sẽ hết sốt. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có biểu hiện thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ dẫn đến hiện tượng như: Tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh, rong huyết. Đây là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện để theo dõi, điều trị kịp thời.

Phương Thu
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động