Mùa vải sớm - Nỗ lực tìm đầu ra sau ảnh hưởng của Covid-19

Đa dạng sản phẩm từ quả vải, chú trọng thị trường nội địa...là những phương án giải quyết đầu ra cho mùa vụ bội thu vải thiều năm nay khi bị tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19.
Quả vải Việt Nam chưa thể xuất sang Nhật vì dịch Covid-19 Hải Dương: Không tổ chức lễ hội vải thiều Thanh Hà Hải Dương sẵn sàng xuất khẩu trực tiếp vải thiều sang Nhật

Vào thời gian này, nông dân Hải Dương bắt đầu vào vụ thu hoạch vải sớm. Đây cũng là lúc người trồng vải phải nỗ lực đa dạng sản phẩm từ quả vào và tìm kiếm, mở rộng thị trường, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

mua vai som o hai duong no luc tim dau ra sau anh huong cua covid 19
Ảnh minh họa. (Nguồn: IT).

Năm nay, tổng sản lượng vải của Hải Dương năm nay dự kiến đạt khoảng 45.000 tấn, tăng 20.000 tấn so với năm 2019. Vải sớm đạt khoảng 20.000 tấn, vải thiều khoảng 25.000 tấn. Nguồn cung tăng nhưng thị trường xuất khẩu gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chính vì vậy, việc tìm đầu ra cho quả vải càng cần được các địa phương cũng như cơ quan chức năng sớm tính toán.

Ở khía cạnh khác, bài toàn bảo quản, đa dạng sản phẩm từ quả vải cũng là vấn đề mà các cơ sở sản xuất cần phải trau dồi thêm. Việc sơ chế, chế biến vải thành những sản phẩm khác có thể bảo quản và bán trong thời gian dài thay vì chỉ bán quả tươi cũng có thể là cách làm hay trong thời điểm thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

Quả vải hoàn toàn có thể sấy khô, làm nước ép, làm rượu vang, chế biến vải thiều tươi thành bánh, mứt, kẹo... Cách làm này đã được nhiều nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới áp dụng. Câu chuyện về chiếc bánh mỳ thanh long hay bún, miến dưa hấu... đã được thực hiện ngay từ khi dịch Covid-19 vừa mới tác động đến thị trường nông sản của nước ta là một ví dụ có thể áp dụng cho quả vải. Đó là cách "biến nguy thành cơ" có thể khắc phục được tình trạng cứ mất mùa được giá lại phải kêu gọi giải cứu.

Việc nhiều thị trường chủ lực trước đây như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước châu Âu mà nay bị thu hẹp và đang phải đối phó với đại dịch Covid-19, thì thị trường tiêu thụ vải ở trong nước cần được chú trọng. Đến thời điểm này, hoạt động giao thương, đời sống ở nhiều nơi trong cả nước đang dần trở lại bình thường. Các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống đã hoạt động trở lại là cơ hội cho quả vải được tiêu thụ nội địa sẽ khả quan hơn.

Dịch bệnh Covid-19 tác động xấu mạnh đến cả nền kinh tế. Nhưng đó cũng là cơ hội để thể hiện và thay đổi suy nghĩ truyền thống trong việc sinh tồn và phát triển. Do đó, thay vì lo lắng, nông dân và các cơ quan chuyên môn cần chủ động tìm hướng tiêu thụ cho quả vải trong tình hình mới. Nông dân cần tập trung chăm bón thật tốt để có những quả vải chất lượng, nhất là thực hiện tốt quy trình chăm sóc an toàn, có thể tiêu thụ thuận lợi cả trong nước và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu tốt hơn trong bối cảnh khó khăn vì dịch Covid-19.

Hoàng Duy
Phiên bản di động