Một số bệnh về da khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết giao mùa có nhiều thay đổi ảnh hưởng trực tiếp tới da, gây phiền toái trong cuộc sống. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời điểm này và cách phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả.
Bạch biến da, nỗi ám ảnh trên cơ thể người bệnh Trời nóng, dễ viêm nang lông Cảnh giác với sẩn ngứa mùa hè

Bệnh da do côn trùng

Thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để các loài côn trùng phát triển mạnh, do đó các bệnh da do côn trùng thường hay gặp vào cuối mùa xuân, hè.

Căn nguyên gây bệnh thường gặp: Muỗi, ong, rệp, bọ nhảy (thường kí sinh trên vật nuôi trong nhà: chó, mèo…). Các loại côn trùng này thường sinh sản vào cuối xuân đầu hạ, mùa hoa xoan nở.

Một số bệnh về da khi thời tiết chuyển mùa

Biểu hiện:

Vị trí thường gặp là 2 tay, chân (vùng hở) và xung quanh cạp quần; tại vị trí côn trùng đốt sẽ có các sẩn đỏ 3-5 mm, ở giữa thường hay có mụn nước (gọi là sẩn huyết thanh), khi người bệnh gãi nhiều, các sẩn sẽ chắc lại thành các sẩn cục; tổn thương gây ngứa.

Cách phòng tránh, điều trị:

- Mặc quần áo dài tay, chít gấu để tránh bị côn trùng đốt.

- Bôi, xịt các thuốc chống côn trùng: DEP, Soffell, Remos...

- Với các sẩn: Bôi các loại thuốc kem, mỡ có corticoid để giảm ngứa; có thể uống thêm kháng histamin.

Nấm da do vật nuôi (chó, mèo)

Nước ta có khí hậu nóng ẩm, nên rất thích hợp cho sự phát triển của vi nấm, các bệnh da do nấm chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số các bệnh ngoài da. Gần đây, bệnh nấm da do lây từ vật nuôi gặp khá thường xuyên.

Nấm gây bệnh ở chó, mèo thường do loài Microsporum canis, một số ít do Trychophyton mentagrophytes. Chó, mèo bị nhiễm nấm sẽ bị rụng lông, nổi sẩn đỏ, ngứa da hoặc chỉ gây ra các tổn thương kín đáo nơi lỗ tai, mắt thường khó nhận biết.

Một số bệnh về da khi thời tiết chuyển mùa

Người bị lây nấm da từ chó mèo thường qua tiếp xúc trực tiếp như: ôm, hôn vật nuôi.

Khi bị nhiễm nấm da lây từ chó, mèo, trên da sẽ xuất hiện các dát tròn, ranh giới rõ, bờ cộm, có thể có mụn nước, bề mặt có ít vảy da khô; tổn thương gây ngứa.

Cách điều trị: Tại chỗ bôi các loại thuốc kem chống nấm (Clotrimazole, Ketoconazole, Miconazole, Terbinafine...). Một số trường hợp tổn thương nhiều phải uống thuốc kháng nấm. Người dân cần lưu ý điều trị nấm cho cả chó, mèo để tránh nhiễm nấm lại sau khi điều trị.

TS. BS Nguyễn Lan Anh

Khoa Da liễu-Dị ứng, Bệnh viện TWQĐ 108

Phiên bản di động