Lạm phát thấp nhất 3 năm

Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam năm 2019 là trên 7%, cao gấp 2,5 lần mức tăng trưởng của lạm phát (ở mức 2,7- 2,8%).
Việt Nam kiểm soát được lạm phát, tăng trưởng mức khá 6,76% Lạm phát 2019: Nhiều dư địa để điều chỉnh giá dịch vụ công

Sáng 25/12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý 4/2019 và cả năm 2019, định hướng công tác điều hành giá năm 2020.

Tại cuộc họp, đánh giá về công tác điều hành giá năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã biểu dương những nỗ lực trong công tác của nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp công tác điều hành giá tiếp tục đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Theo Phó Thủ tướng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 ước tăng từ 1 – 1,1% so với tháng trước và CPI bình quân năm 2019 ước tăng khoảng 2,7 – 2,8% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, diễn biến chỉ số giá trong năm 2019 tương đối sát với dự báo từ đầu năm, nằm trong kịch bản CPI tăng thấp.

lam phat thap nhat 3 nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Về các chỉ số vĩ mô quan trọng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, cụ thể thì chưa tính rõ được nhưng chắc chắn là tăng trưởng kinh tế trên 7%, là năm thứ 2 tăng trên 7%. Kinh tế vĩ mô ổn định và được gia cường thêm. Lạm phát 2,73%, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng GDP, đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây khi năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53%.

Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong quý 4/2019, CPI các tháng đều tăng so với tháng trước; theo đó tháng 10/2019 tăng 0,59%, tháng 11/2019 tăng 0,96% và tháng 12/2019 ước tăng. Trong năm 2019, mặt bằng giá thị trường biến động theo hướng tăng cao trong tháng diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở lại trong hai tháng tiếp theo, sau đó giảm trở lại vào tháng 6 và tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm.

Các nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI trong năm 2019 do một số mặt hàng tăng giá theo quy luật hàng năm như giá một số mặt hàng nhóm hàng tiêu dùng tăng vào dịp lễ, Tết, trong các tháng cao điểm du lịch nghỉ hè; giá nhiên liệu, chất đốt trong nước tăng theo giá thế giới trong những tháng đầu năm, tác động của việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý (điện, sách giáo khoa); giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo mức tăng thêm của lương cơ bản; giá một số vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng) và giá nhân công xây dựng tăng do nhu cầu xây dựng và chi phí đầu vào tăng.

Trong nửa cuối năm 2019, mặt bằng giá thị trường trong nước chịu áp lực lớn từ biến động tăng cao giá thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thịt lợn sụt giảm.

Ở chiều ngược lại, các nguyên nhân chủ yếu làm giảm áp lực lên mặt bằng giá đó là: giá lương thực giảm do nguồn cung trong nước dồi dào và nhu cầu nhập khẩu gạo trên thể giới giảm; giá xăng dầu và giá gas trong nước có xu hướng tăng giảm đan xen trong năm, trong đó giá gas sinh hoạt được điều chỉnh theo giá gas thế giới giảm 6% so với cùng kỳ năm trước; giá dịch vụ viễn thông tiếp tục xu hướng giảm; giá đường trong nước giảm mạnh theo giá đường thế giới.

Văn Thành Nhân
Phiên bản di động