Lại đến mùa khoe giấy khen lên Facebook: Cuộc đua thể diện của bố mẹ?

Việc khoe thành tích của con rầm rộ trên mạng xã hội vô tình gửi một thông điệp sai lệch đó là "đứa trẻ ngoan phải có điểm số tốt và nhiều giấy khen". Người ta cảm giác đó là cuộc đua thể diện của những ông bố, bà mẹ.
Cả lớp 42/43 học sinh giỏi, Sở yêu cầu giải trình 'Trường dạy kiểu gì mà 42/43 em một lớp có giấy khen học sinh giỏi' Tặng giấy khen cho thanh niên dũng cảm nhảy xuống sông cứu người

Tháng 5, một mùa bế giảng lại đến và cũng đến mùa "khoe" giấy khen, thành tích. Bao nhiêu học sinh căng thẳng khi công bố bảng xếp hạng, các danh hiệu, thứ bậc. Ai sẽ hạng gì? Ai sẽ được vinh danh? Ai sẽ lủi thủi ê chề? Mạng xã hội ngay sau đó sẽ nô nức ảnh bằng khen giấy khen của các bậc phụ huynh “khoe” con và khuất lấp là những tiếng thở dài “nhìn con họ ngán con mình".

lai den mua khoe giay khen len facebook cuoc dua the dien cua bo me

Tiến sĩ Trần Thành Nam - giảng viên chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều kiến giải về câu chuyện "đến hẹn lại lên" này.

lai den mua khoe giay khen len facebook cuoc dua the dien cua bo me
Tiến Sĩ Trần Thành Nam. Ảnh: NVCC.

Thưa ông, "cán cân" lợi ích và nguy cơ của việc khoe giấy khen của con lên mạng xã hội bên nào nặng hơn?

- Về mặt cảm xúc, việc khoe con lên Facebook có ý nghĩa tích cực, thể hiện sự tự hào của bố mẹ. Song yếu tố nguy cơ tiềm tàng xảy đến với con mình có lẽ nặng hơn.

Khen để tạo động lực là tốt nhưng cách thức khen mới quan trọng. Việc khen rầm rộ khiến đứa trẻ kiêu căng. Vả lại, nếu khen không đúng năng lực càng tạo nên áp lực. Những đứa trẻ cố gắng để năm nay có giấy khen bằng năm trước chỉ vì "được khoe". Đó không phải động lực mà là áp lực. Học tập vì thành tích mà không phải học tập vì đam mê những kiến thức mà mình thu được.

Vô hình trung, bố mẹ đã gửi đến một thông điệp sai lệch rằng đứa trẻ ngoan phải là đứa trẻ học giỏi, có điểm số tốt, nhiều giấy khen bằng khen. Trong khi thực tế những đứa trẻ ngoan và thành công không nhất thiết phải có những thứ đó. Khoe giấy khen là hướng đến tư duy thành tích. Thực tế, có những trẻ ngoan học không giỏi và ngược lại.

Ngoài ra là nguy cơ về sự so sánh. Việc khen con hiệu quả nhất là không so với người khác mà phải so với chính con. Đứa trẻ sẽ cảm thấy dù ở vị trí nào thì tôi vẫn đang cố gắng và sự cố gắng của tôi được ghi nhận.

Thế nên việc khoe bằng khen trên Facebook chỉ như cuộc đua thể diện của bố mẹ mà không nghĩ nhiều đến chính chủ thể là những đứa con.

Vậy về góc độ tâm lý của trẻ, các bé có thích được đưa đi khoe rầm rộ Facebook hay không, thưa ông?

- Tâm lý chung của trẻ em muốn được bố mẹ ghi nhận và khen. Nhưng việc khoe chỉ có giá trị khi khoe với những người có ý nghĩa đối với đứa trẻ.

Đứa trẻ chỉ muốn tiết lộ thông tin với những người quan trọng và rất ngại để những người không có thiện ý biết. Nhiều lúc chính đứa trẻ cảm thấy mình chưa xuất sắc, nhưng tâm lý "con hát mẹ khen hay" nên khi đã khoe thì bố mẹ có phần hơi quá so với thực tế. Điều đó tạo cho đứa trẻ sự ngượng ngịu, có áp lực phải làm tốt để xứng đáng với lời khen đó.

Ngược lại, nhiều đứa trẻ đã quen với việc được tâng bốc, thì khi không có năng lực sẽ phải giả vờ, tự chém gió và sinh tính giả dối.

Vậy đứa trẻ cần phải ứng xử như thế nào khi bố mẹ khoe quá đà trên mạng xã hội, thưa ông?

- Trên thực tế, người lớn mới là đối tượng cần thay đổi bởi trẻ em phương Đông vẫn là đối tượng yếu thế hơn. Cần trang bị cho trẻ em một nhóm kỹ năng thể hiện cảm xúc tiêu cực cho người khác biết bằng cách thức phù hợp. Thứ nhất là xác định được cảm xúc của mình, thứ hai là tự thư giãn để làm mình bình tĩnh khi chia sẻ. Cuối cùng là tìm khoảng thời gian, không gian phù hợp để nói với bố mẹ về cảm nhận, mong muốn như "con không thích mẹ đưa quá nhiều chuyện học tập của con lên Facebook. Việc đó dễ bị đồn thổi và tác động không tốt". Khi nói, hãy nói bằng câu khẳng định nhưng thái độ tôn trọng.

Trân trọng cảm ơn ông!

Huyền My
Theo Lao Động
Phiên bản di động