Khu LHTT Quốc gia Mỹ Đình: "Nợ" tiền thuê đất, cho thuê bừa bãi

Chỉ trong vài năm, bộ mặt của Khu liên hiệp thể thao Quốc gia xung quanh sân vận động đã bị biến dạng nghiêm trọng khi xuất hiện hàng loạt nhà hàng, quán bia, gara sửa chữa ô tô, cơ sở tập gym, thậm chí là cả cơ sở massage.

Sau 3 năm thành lập, Khu liên hiệp thể thao Quốc gia Mỹ Đình đã có công văn đề nghị cho phép trực thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thay vì Tổng cục Thể dục Thể thao và được liên doanh, liên kết khai thác cơ sở vật chất, quỹ đất để tăng nguồn thu.

Thanh tra toàn diện Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình Hà Nội: Hàng loạt ki ốt hoạt động trái phép tại phường Mỹ Đình 1 Hà Nội: Xử nghiêm xe khách "rùa bò" khu vực Bến xe Mỹ Đình Chủ đầu tư dự án Five Star Mỹ Đình “phớt lờ” lệnh của UBND quận Nam Từ Liêm? Tiểu thương “hốt bạc” nhờ các dịch vụ ăn theo bóng đá ở sân Mỹ Đình

Năm 2012, Khu liên hiệp thể thao Quốc gia Mỹ Đình chính thức được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho phép tự chủ về tài chính. Và quyết định này được xem như đã mở đường để cho Ban quản lý Khu liên hiệp thể thao Quốc gia, lúc đó đứng đầu là giám đốc Cấn Văn Nghĩa cho thuê mặt bằng tràn lan.

Mỹ Đình lúc nào cũng giống như một công trường với các hoạt động san lấp, cày ủi, xây dựng. Nó không chỉ khiến điểm đến số 1 của thể thao Việt Nam này nhếch nhác, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng tới an ninh trật tự môi trường.

Tới cuối tháng 3 năm 2018, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã phải có công văn chỉ đạo Khu liên hiệp thể thao Quốc gia Mỹ Đình rà soát lại toàn bộ các dự án, hợp đồng. Trong đó phải thu hồi lại mặt bằng cho thuê ngắn hạn. Tuy nhiên, việc này đã được thực hiện hết sức chậm trễ, tới giờ vẫn chưa thể hoàn thành dù đã quá thời hạn đến cả nửa năm.

no tien thue dat hang chuc ty dong
Nhiều nhà hàng, quán bia,... xuất hiện xung quanh sân vận động Mỹ Đình

Phía sau sự biến dạng mang danh xã hội hóa ấy chính là hàng loạt những bê bối đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra. Cụ thể, Ban quản lý khu đã tự ý cho thuê đất, không đấu giá và công khai mức giá. Trên thực tế, lãnh đạo khu đã tự ý xé rào để dễ dàng cho thuê với giá bèo. Một số doanh nghiệp thừa nhận đã ký hợp đồng từ năm 2011 đến năm 2017, để thuê 27.000m2 với giá 18.000 đồng/m2. Trong khi trên thực tế giá thị trường khoảng 100.000 đồng/m2. Dù chưa có kết luận cuối cùng của phần diện tích đã cho thuê, xong có thể thấy, số tiền thất thoát từ khoản chênh lệch ấy là rất lớn. Nhiều hợp đồng cho thuê ngắn hạn (từ 3, 6 tháng đến 1 năm) bản chất là hợp đồng thuê dài hạn được lách bằng việc lách ký hợp đồng nhiều lần tại nhiều thời điểm. Từ đó dẫn tới, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng công trình kiên cố trái phép, hay chia nhỏ chuyển nhượng để chuộc lợi.

Khu liên hiệp thể thao Quốc gia cũng để tồn đọng cả về tiền thuế đối với các hợp đồng cho thuê đất lên tới vài chục tỷ đồng. Đồng thời có những sai sót về thủ tục thuê đất.

Từ yêu cầu của Kiểm toán, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng Tổng cục Thể dục – Thể thao đã vào cuộc giải quyết. Thế nhưng, tất cả chỉ mang tính ứng phó sự vụ cụ thể. Một số việc đã được chấn chỉnh, một số cá nhân sẽ bị kiểm điểm, kỷ luật. Nhưng, trách nhiệm lớn nhất của chính ngành thể thao trong việc buông lỏng quản lý để Khu liên hiệp thể thao Quốc gia hoạt động chệch hướng với nhiều bê bối như vậy.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động