Cấm xe máy ở nội đô có giảm được ùn tắc giao thông?
Hà Nội nghiên cứu giải pháp giảm ùn tắc trên trục đường Nguyễn Xiển Hà Nội: Giao thông khác mức - phương án giảm ùn tắc tại các nút giao thông Chống ùn tắc giao thông, bắt đầu từ những “điểm đen” |
Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi năm số phương tiện tăng khoảng 390.000 phương tiện, mỗi tháng tăng 32.750 xe, mỗi ngày tăng 1.100 xe.
Hiện nay Hà Nội có hơn 7.8 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm hơn 6 triệu xe máy, hơn 1 triệu ô tô các loại, chưa kể đến 1.2 triệu phương tiện đến từ các địa phương lân cận.
Với tốc độ gia tăng phương tiện như hiện nay (khoảng 10%/năm), theo dự báo đến năm 2025, TP. Hà Nội sẽ có khoảng 1.3 triệu ô tô và 7.3 triệu xe máy; năm 2030 sẽ có khoảng 1.7 triệu ô tô và 7.7 triệu xe máy.
Như vậy, phương tiện cơ giới cá nhân khi này sẽ vượt năng lực đáp ứng của hệ thống đường đô thị từ 7.5 – 10.6 lần. Điều này cũng khiến tình trạng ùn tắc 111 giao thông và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng (ô nhiễm không khí do phát thải từ các phương tiện tham gia giao thông đang ở mức cao với tỷ lệ trên 70%).
Nhằm hạn chế ùn tắc, giảm tải áp lực tại các trung tâm đô thị, dự kiến sau năm 2030, thành phố dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận bên trong vành đai 4 đối với khu vực Nam sông Hồng và bên trong vành đai 3 đối với khu vực Bắc sông Hồng.
TS. Nguyễn Xuân Thuỷ |
Nhìn nhận về vấn đề này, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ nhấn mạnh: “Việc cấm một bộ phận người dân sử dụng xe hợp pháp để mưu sinh thực chất đã trực tiếp làm giảm sinh lực của nền kinh tế - xã hội. Đó là điều bất hợp lý và phản khoa học”.
Chưa kể, mạng lưới xe buýt 2 thành phố với hàng trăm tuyến và hàng nghìn phương tiện nhưng còn nhiều tồn tại trong quy hoạch, điều hành nên chưa thu hút được nhiều người đi. Tuyến đường sắt đô thị (metro) đã được triển khai nhưng 100/% dự án đều “sa lầy” vào thực trạng đội giá và chậm tiến độ. Các phương tiện công cộng mới chỉ đảm bảo 10-12% nhu cầu đi lại của người dân…
Ông Thủy đặt vấn đề: Nếu giảm ùn tắc bằng cách cấm xe cá nhân, đặc biệt là xe máy, thì trên 80% người dân sẽ đi lại bằng gì để mưu sinh. Chính điều này sẽ trực tiếp tác động xấu đến an sinh của hàng triệu người lao động, vô hình trung cướp đi “cần câu cơm” của nhiều người dân.
Vì những lý do trên, ông Thủy đề xuất, để chống ùn tắc và tai nạn giao thông tại các đô thị thay vì cấm xe cá nhân bằng biện pháp áp đặt, thì các địa phương cần phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông.
Đồng thời, ưu tiên phát triển các tuyến đường sắt đô thị như: Tàu ngoại thành, tàu điện mặt đất, metro ngầm và trên cao… Bởi, theo Tiến sĩ Xuân Thuỷ, khi mạng lưới đường sắt đô thị được hoàn chỉnh, đến năm 2030-2040 sẽ có khoảng 40-45% người dân đi xe công cộng. Lúc này, mật độ ô tô cá nhân sẽ tăng theo quy luật, xe máy vẫn được người dân tiếp tục sử dụng nhưng tỷ lệ sẽ giảm chỉ còn khoảng 30-40%.