Không để xảy ra tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý Nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật...
Phó Thủ tướng: Có chính sách ưu đãi cho điện mặt trời tự sản, tự tiêu Đề xuất dừng chính sách tài khóa mở rộng từ năm 2025

Ngày 30/7, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.

Một trong những yêu cầu lớn đặt ra là đẩy mạnh thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, đưa pháp luật đi vào đời sống và kiểm soát và phòng chốn tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết và cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác. Với tổng số 43 dự án luật, dự thảo nghị quyết xem xét trong một kỳ họp là số lượng rất lớn so với các kỳ họp trước. Kết quả kỳ họp phản ánh sự nỗ lực, cố gắng của cả Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan.

Không để xảy ra tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại hội nghị.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng sự nỗ lực của các bộ trong việc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, đã ban hành cơ bản đầy đủ các nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để có hiệu lực đồng thời từ ngày 1/8/2024. Tuy vậy, vẫn còn một số thông tư và nhất là các văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh cần khẩn trương ban hành để quy định các nội dung được Luật Đất đai, Luật Nhà ở giao.

Thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tiếp tục quán triệt, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghị quyết, kết luận của Đảng, trong đó có Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để cụ thể hoá vào Chương trình xây dựng pháp luật. Thực tế cho thấy nhu cầu lập pháp là rất lớn, trong khi quỹ thời gian vật chất từ nay đến hết nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV không nhiều, nếu tính theo kỳ họp thì chỉ còn 04 kỳ, mà kỳ họp cuối lại dành phần lớn thời gian cho hoạt động tổng kết và chuẩn bị công tác bầu cử.

Do đó, cần tiếp tục rà soát, chọn lọc, lên danh mục thứ tự ưu tiên các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết cần bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để bảo đảm tính khả thi, không dàn trải, phúc đáp kịp thời yêu cầu của cuộc sống. Trường hợp cần thiết thì Chính phủ phối hợp với UBTVQH trình Quốc hội cho tổ chức thêm kỳ họp hoặc kéo dài thời gian kỳ họp thường lệ, chia kỳ họp thành các đợt để xem xét, thông qua được nhiều luật, nghị quyết.

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, có các giải pháp cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong từng khâu của quy trình xây dựng, ban hành pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý Nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật.

Cùng đó cần khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không đúng thời hạn quy định. Các cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo dự án luật, dự thảo nghị quyết cần bám sát yêu cầu tiến độ, chương trình công tác của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình hồ sơ đúng yêu cầu.

Hậu Lộc
Phiên bản di động