Kẽ hở trong đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ - Bài 3: Quanh co giải thích

Lãnh đạo các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng được nêu tại các bài báo trước đã lên tiếng giải thích vì sao cán bộ nhà trường lại đưa tiền cho bộ đội xuất ngũ khi họ nộp thẻ học nghề cho nhà trường.
10 cán bộ, công chức ở Bình Định dính líu hành vi tham nhũng 35 tác phẩm đoạt giải “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Công khai kết quả xử lý các tập thể, cá nhân có hành vi tham nhũng Tăng tính giám sát cộng đồng trong phòng chống tham nhũng Xác định rõ các lĩnh vực dễ phát sinh “tham nhũng vặt” để có giải pháp phòng ngừa

Hàng loạt những dấu hiệu "mập mờ" của các cán bộ tuyển sinh khi đưa tiền cho bộ đội xuất ngũ để nhận lấy những tấm thẻ học nghề đã được báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh. Để thông tin được đa chiều, khách quan, nhóm phóng viên đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo một số trường dạy nghề thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng.

ke ho trong dao tao nghe cho bo doi xuat ngu bai 3 quanh co giai thich
Bộ Quốc Phòng cần sớm vào cuộc điều tra làm rõ có dấu hiệu lợi dụng chính sách để trục lợi hay không?

Đại tá Đặng Minh Đức - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề số 12 (thị trấn Vôi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) cho biết: Với hệ sơ cấp đào tạo 3 tháng, nhà trường đã dừng tuyển sinh từ tháng 12/2018. Còn từ đầu năm 2019, nhà trường tuyển sinh và đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng được 946 học sinh.

Về nội dung cán bộ nhà trường tên là Công đưa tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng cho các bộ đội xuất ngũ (Lưu, Trang, Chức được nêu tại bài 2 - PV) khi họ nộp thẻ học nghề nhưng không hề đi học, đại tá Đức thừa nhận đây là cán bộ của nhà trường và lý giải việc đưa tiền cho Bộ đội xuất ngũ là cho “vay” cá nhân chứ không phải tiền của nhà trường chi trả (?).

ke ho trong dao tao nghe cho bo doi xuat ngu bai 3 quanh co giai thich
Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc phòng cho biết số tiền mà cán bộ tuyển sinh đưa cho các em đã nộp thẻ học nghề là việc vay mượn cá nhân với nhau

"Chỉ những ai đi học, nhà trường mới hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra sẽ không hỗ trợ cho bất kỳ trường hợp nào nếu đăng ký mà không đi học", đại tá Đức khẳng định.

Riêng trường hợp của Ngô Văn Dương (thôn Liên Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang) đăng ký học từ năm 2018 nhưng học được vài buổi rồi bỏ học và được ông Công “mua lại” thẻ với số tiền 900.000 đồng, đại diện nhà trường thừa nhận là em Dương có đăng ký học với nhà trường. Về thông tin ông Công đề nghị mua lại thẻ của em Dương, phía trường cho biết sẽ kiểm tra lại và thông tin sau cụ thể sau.

ke ho trong dao tao nghe cho bo doi xuat ngu bai 3 quanh co giai thich
Em Dương nộp thẻ học nghề và đăng ký học từ năm 2018 nhưng không đi học đầy đủ và được cán bộ tuyển sinh đã mua lại thẻ với số tiền 900.000 đồng.

Phóng viên đề nghị nhà trường cung cấp danh sách học sinh theo học các lớp nghề hệ sơ cấp và đã tốt nghiệp năm 2018 để đối chiếu xem liệu có trường hợp nào bị thu thẻ, đưa tiền, không được gọi đi học như đã phản ánh nhưng vẫn có trong danh sách để gửi lên Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng quyết toán, rút ruột ngân sách hay không thì Đại tá Đức từ chối cung cấp(?)

Nhóm phóng viên tiếp tục liên hệ làm việc với Trường Trung cấp nghề số 18 (huyện Thanh Trì,TP Hà Nội) để làm rõ tại sao cán bộ tuyển sinh lại đưa số tiền 1.000.000 đồng sau khi nhận được thẻ học nghề của Bộ đội xuất ngũ dù họ không đi học.

ke ho trong dao tao nghe cho bo doi xuat ngu bai 3 quanh co giai thich
Lãnh đạo nhà Trường trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc phòng cho biết số tiền 1 triệu đồng đưa cho các em nộp thẻ học nghề là tiền hỗ trợ xăng xe, đi lại làm thủ tục đăng ký học

Thượng tá Phạm Như Khuy - Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết đúng là em Phạm Công Hải ở thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (xuất ngũ tháng 1/2018 - PV) được nhận số tiền 1.000.000 đồng từ cán bộ tuyển sinh của nhà trường tên là Tạ Thị Ngọc. Đây là tiền cá nhân của cô Ngọc ứng trước để hỗ trợ cho các em đi lại để làm thủ tục đăng ký học nghề, khi nào các em đi học thì sẽ trả (?).

Khi phóng viên đặt câu hỏi tại sao em này đăng ký học từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn không được gọi đi học, lãnh đạo nhà trường cho biết có gọi cho em mấy lần nhưng không được (?). Hiện tại hồ sơ đăng ký học của em Ngọc vẫn nằm ở trường.

ke ho trong dao tao nghe cho bo doi xuat ngu bai 3 quanh co giai thich
Thẻ học nghề của em Hải từ năm 2018 hiện tại nhà trường vẫn đang giữ

Tại Trường Trung cấp nghề số 10 (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) cũng xảy ra hiện tượng đưa tiền sau khi nhận được thẻ học nghề của Bộ đội xuất ngũ nhưng khi nhóm phóng viên đến đặt lịch làm việc thì nhà trường đề nghị liên hệ với cấp trên và phải được sự đồng ý mới cung cấp thông tin.

Có thể thấy, những dấu hiệu về hiện tượng “chi tiền, giữ thẻ học nghề” của bộ đội xuất ngũ tại một số trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng là khá rõ ràng. Đặc biệt, các trường hợp bộ đội xuất ngũ được nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô phỏng vấn đều khẳng định chỉ biết “đưa thẻ và nhận tiền” chứ không hề vay mượn hay được tạm ứng tiền xăng xe từ cán bộ các trường dạy nghề như đại diện một số trường giải thích.

ke ho trong dao tao nghe cho bo doi xuat ngu bai 3 quanh co giai thich
Cần sớm làm rõ công tác đạo tạo, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hay không?

Đề nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là Thanh tra Bộ Quốc phòng, Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng nhanh chóng vào cuộc làm rõ những thông tin Báo Tuổi trẻ Thủ đô nêu. Nếu có hiện tượng “mua” thẻ học viên nhằm trục lợi ngân sách (mỗi thẻ học viên được thanh toán, ngân sách chi trả 12 tháng lương cơ bản, tương đương khoảng 15 triệu đồng - PV) thì phải xử lý triệt để. Bởi chính sách của Chính phủ đối với bộ đội xuất ngũ là đúng đắn, kịp thời nhưng nếu bên dưới cố tình "lách" để trục lợi cá nhân thì sẽ làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

(Còn nữa)

Nhóm PVĐT
Phiên bản di động