Hoài Đức sẽ trở thành quận mới của Hà Nội vào năm 2020
Hà Nội xây đường rộng 40m qua huyện Hoài Đức Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô sử dụng bằng Tiến sĩ không đúng quy định |
Chạm khắc gỗ tại làng nghề mỹ nghệ Hoài Đức, Hà Nội (ảnh Báo Dân Sinh) |
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020. Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung làm Trưởng Ban.
Ban Chỉ đạo sẽ xây dựng chương trình, chỉ đạo, giám sát, đôn đốc thực hiện các giải pháp để tập trung thực hiện được các dự án đầu tư, xây dựng huyện Hoài Đức đã xác định trong đề án, đảm bảo đến năm 2020 đạt được các tiêu chí thành lập quận.
Để có đủ nguồn lực thực hiện Đề án "Đầu tư, xây dựng huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020" , TP Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp với huyện Hoài Đức đề xuất cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn đầu tư tại chỗ từ tiềm năng đất đai trên địa bàn thông qua việc đấu thầu, đấu giá theo quy định và cơ chế điều tiết tiền sử dụng đất một cách hợp lý.
Về việc bảo đảm tiến độ, TP Hà Nội cần nghiên cứu, xem xét đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho huyện Hoài Đức thực hiện các thủ tục liên quan đến phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư công và phê duyệt chủ trương đầu tư cũng như quyết định đầu tư các dự án đầu tư công, nhất là các dự án về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
- 1/8/2008, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào Hà Nội - huyện gồm 1 thị trấn Trạm Trôi và 19 xã: Kim Chung, Đức Giang, Đức Thượng, Yên Sở, Lại Yên, Sơn Đồng, Minh Khai, An Khánh, An Thượng, La Phù, Đông La, Vân Côn, Vân Canh, Song Phương, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Tiền Yên, Đắc Sở với diện tích 82,67 km2, dân số 198.424 người với tổng số 48.776 hộ, 132 thôn và tương đương thôn. - Huyện có 54 làng cổ truyền thống, 12 làng nghề truyền thống và nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó có 81 di tích đã được Nhà nước ra Quyết định xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố. |