Hàn Quốc: Nhiều thiếu nữ trẻ có xu hướng giảm cân cực đoan
Hàn Quốc tăng gấp đôi tiền hoàn thuế cho du khách Người Việt nhập cư được chọn làm phi công quốc gia Hàn Quốc Hàn Quốc: Nhiều nhân viên hàng không vi phạm nồng độ cồn |
Trong đó, gần một nửa số phụ nữ ở độ tuổi này có cân nặng dưới mức trung bình hoặc cân nặng bình thường nhưng vẫn cố gắng giảm cân nhiều hơn để đáp ứng các tiêu chuẩn sắc đẹp.
Kết quả chương trình Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hàn Quốc từ năm 2013 - 2021 được KDCA công bố cho thấy, có 15,1% phụ nữ tham gia khảo sát trong độ tuổi từ 19 - 29 bị thiếu cân, với Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn 18,5.
Chỉ số BMI thể hiện lượng mỡ trong cơ thể và phân loại các mức cân nặng theo tình trạng sức khỏe. Cụ thể, chỉ số BMI dưới 18,5 là thiếu cân, từ 18,5-24,9 là cân nặng bình thường, từ 25 - 29,9 là thừa cân và từ 30 trở lên là béo phì.
Những người thiếu cân hoặc có cân nặng bình thường nhưng thường xuyên ăn kiêng để giảm cân có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và loãng xương (Ảnh: Getty) |
Dữ liệu của KDCA cho thấy ngày càng nhiều phụ nữ Hàn Quốc thiếu cân. Cụ thể, tỷ lệ phụ nữ thiếu cân ở Hàn Quốc ở mức 14,8% từ năm 2019-2021, tăng 2,4 điểm phần trăm so với 12,4% trong giai đoạn 2016-2018.
Tỷ lệ này cho thấy phụ nữ trẻ có ý định giảm cân nhiều hơn trong những năm gần đây.
Ngoài ra, 16,2% phụ nữ thiếu cân ở Hàn Quốc cố gắng giảm cân hơn nữa, trong khi 53,9% phụ nữ có chỉ số BMI từ 18,5 - 23 vẫn cố gắng giảm cân trong giai đoạn 2019-2021.
KDCA bày tỏ lo ngại rằng những người thiếu cân hoặc có cân nặng bình thường nhưng thường xuyên ăn kiêng để giảm cân có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và loãng xương.
Theo kết quả nghiên cứu, khi mang thai, phụ nữ thiếu cân cũng có nguy cơ cao bị sảy thai tái phát.
Bên cạnh đó, khảo sát còn ghi nhận sự khác biệt giới liên quan đến cân nặng. Khoảng 62,9% phụ nữ Hàn Quốc có chỉ số BMI từ 25 trở lên đã cố gắng giảm cân từ năm 2019 - 2021, trong khi tỷ lệ này ở nam giới chỉ 54,6%.
Khảo sát của KDCA cũng lý giải phụ nữ có xu hướng cố gắng giảm cân vì lo lắng có thể béo lên, kể cả khi trong tình trạng khỏe mạnh bình thường hoặc khi họ nghiện rượu nặng. Những người đàn ông không hút thuốc thường có ý thức giảm cân hơn.
Do đó, KDCA nhấn mạnh cần xem xét lại các lý tưởng về hình thể và thực hành làm đẹp đang ở mức khắc nghiệt tại Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi tăng cường giáo dục ý thức duy trì cơ thể khỏe mạnh và nhìn nhận tích cực về ngoại hình.