Hà Nội với chiến lược phủ xanh đô thị
Cấp cứu kịp thời bé trai đuối nước ở công viên nước Thanh Hà |
Nguyên tắc 3Đ
Từ ngày 5/6/2016, cùng với phát triển năng lượng xanh, môi trường xanh, TP Hà Nội đã xác định việc trồng mới cây xanh là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, TP chú trọng mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cắt tỉa, cử cán bộ cây xanh ra nước ngoài học tập, mời chuyên gia về tư vấn, hợp tác với các nước, huy động mọi nguồn lực gồm cả DN và người dân. TP đã áp dụng thành công phương pháp 3Đ gồm: “Đồng đều, đa dạng và đồng bộ về cả chủng loại, chiều cao và kích cỡ”... nhằm tạo ra điểm nhấn đặc trưng trên một số tuyến phố.
Công viên Cầu Giấy với những khoảng xanh. |
Theo ghi nhận thực tế, sự xuất hiện của những cây xanh trên dọc các tuyến đường không chỉ có nhiệm vụ điều hòa không khí, giảm thiểu hiệu ứng khí nhà kính ở đô thị lớn, đi cùng hệ thống ao hồ, hệ thống cây xanh làm tăng thẩm mỹ cảnh quan, tạo ra sự phong phú về hình khối, màu sắc.
Đơn cử, tại con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với chiều dài khoảng 10,5km, hiện nay con đường cửa ngõ Thủ đô đã ngập sắc xanh với hàng nghìn cây đang phát triển. Phủ bóng hai bên đường là những hàng bằng lăng và dừa cảnh thẳng tắp, cao trên 3m tạo thành một “khu rừng” xanh nơi cửa ngõ Thủ đô.
Ngoài cây xanh tạo bóng mát, 8 công viên hiện đại đã được khởi công; hàng chục cây hoa tạo hình con giống dưới sự tư vấn của các chuyên gia Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã được dựng tại một số nơi như công viên Thống Nhất, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch...
Cộng đồng trách nhiệm
Theo nhiều chuyên gia, việc trồng mới cây xanh nhằm cải thiện môi trường, cảnh quan là việc làm rất cần thiết không chỉ riêng đối với Hà Nội. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào các lực lượng chức năng, điều đó rất khó thực hiện. Do đó, để chủ trương phát triển cây xanh đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả cao, thì trong thời gian tới, Hà Nội cần có những giải pháp về quy hoạch và quản lý cây xanh đô thị.
Chương trình trồng 1 triệu cây xanh của Hà Nội đã được hưởng ứng từ các DN cũng như sự hỗ trợ của các tỉnh bạn. Trong đó, UBND tỉnh Điện Biên tặng 500 cây ban trắng, Tập đoàn Vingroup 400 cây xoài, VPbank tặng 2.578 cây long não và 1.181 cây chà là, Tổng Công ty viễn thông Mobiphone 1.000 cây; Tập đoàn AEON tặng 190 cây anh đào, Công ty CP Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng tặng 10.000 cây cọ dầu… |
Theo TS. KTS Lê Thị Bích Thuận - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị & Phát triển hạ tầng, trong định hướng quy hoạch về cây xanh, cần định hướng theo sự đa dạng hóa các loài cây trên tổng thể các tuyến đường trong TP để có “mùa nào hoa đó”. Cần xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh đô thị nhằm phát triển dạng “đi tắt, đón đầu” trong quá trình phát triển đô thị, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể của đô thị.
Quy hoạch này cần chỉ rõ 3 giai đoạn cụ thể như ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Để từ đó xác định được quy mô, chỉ tiêu phát triển cây xanh đô thị, cũng như xác định các kịch bản hoạt động cụ thể hóa trong các hoạt động thực tiễn và thường xuyên được cập nhật và điều chỉnh theo yêu cầu và điều kiện thực tế trong quá trình triển khai.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần xác định, hệ thống cây xanh đường phố là một bộ phận của cây xanh đô thị, do đó hệ thống cây xanh đường phố bên cạnh việc phải đảm bảo có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, còn phải kết nối chặt chẽ với các thành phần cây xanh khác trong đô thị. Cây xanh trồng trên đường phố không được che khuất tầm nhìn của người, phương tiện tham gia giao thông và phải cách xa các biển báo, đèn tín hiệu giao thông và phải đảm bảo an toàn giao thông trong đô thị.
Đồng quan điểm trên, nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách còn eo hẹp, việc thay thế, trồng mới cây xanh đường phố cần được sự quan tâm của toàn xã hội, sử dụng nguồn vốn xã hội hóa như Chương trình 1 triệu cây xanh của Hà Nội là một hướng đi rất thích hợp.
Trong đó, việc huy động sự tham gia của cộng đồng, DN sẽ giúp đạt được mục tiêu xanh hóa Thủ đô được nhanh, hiệu quả và xây dựng lối sống cộng đồng cởi mở, sự hòa đồng với thiên nhiên của người dân Hà Nội. Đây cũng là cơ sở để tổ chức không gian chức năng ngoài nhà nhằm thỏa mãn nhu cầu tái tạo sức lao động, nhu cầu tâm sinh lý, nhu cầu giao tiếp của một thủ đô “Xanh - Sạch - Văn hiến”.
Nghị định 28/2017 sửa đổi Nghị định 131 và 158 của Chính phủ xử phạt hành chính về quyền tác giả, văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo có hiệu lực từ 5/5/2017 đã tăng mức xử phạt với nhiều hành vi như: Người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo bằng cách treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt 5 - 10 triệu đồng. |