Hà Nội: Trẻ nhập viện do mắc Tay-Chân-Miệng tăng gấp 5-6 lần

Theo thống kê của Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc Tay-Chân-Miệng. Chỉ tính riêng 2 tháng 6, tháng 7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
TP Hồ Chí Minh bước vào mùa cao điểm sốt xuất huyết và tay chân miệng Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội đang tăng nhanh Thuốc chống virus “chữa khỏi” bệnh tay chân miệng? [Infographic] Phân biệt sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi Bộ trưởng Bộ Y tế nêu 2 nghịch lý trong phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam Hà Nội: Nhiều dịch bệnh mùa hè gia tăng

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, bệnh Tay-Chân-Miệng (hand-foot-mouth disease) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

Hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 30-50 bệnh nhân. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ Hà Nội.

Đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mẹ bé Nguyễn Diệu L. (25 tháng tuổi, Hà Nội) cho biết, đến ngày thứ 4 sốt, gia đình mới đưa cháu đến Trung tâm bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Khi thăm khám toàn thân, các bác sĩ nhận thấy da vùng đùi hai bên của bé rải rác nhiều mụn nước đã khô. Bé được tiến hành làm xét nghiệm công thức máu, CRP và EV71. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé Linh mắc tay chân miệng độ 2a.

ha noi tre nhap vien do mac tay chan mieng tang gap 5 6 lan
Trẻ nhập viện do mắc Tay-Chân-Miệng tăng gấp 5-6 lần

Cũng có diễn biến nôn, đi ngoài nhiều bốn ngày trước, bé Bảo Nam (8 tháng tuổi, Hà Nội) có xuất hiện những nốt phỏng trên da. Nghi ngờ con mắc tay chân miệng, gia đình đưa con đến Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, qua quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc tay chân miệng mức độ 2a.

Theo TS Nguyễn Văn Lâm, bệnh tay chân miệng có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng. Trẻ có tổn thương ở da như dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Bác sĩ Hoàng Văn Tâm (chuyên khoa da liễu bệnh viện da liễu Trung Ương) cũng chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách phòng, tránh bệnh tay chân miệng như sau:

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng là do virus đường ruột gây nên: chủ yếu là EV71 và CA16 (Bệnh hay gặp ở trẻ <5 tuổi, vẫn có trường hợp tay chân miệng ở người lớn).

Bệnh lây qua tiếp xúc gần gũi với người bệnh, tiếp xúc với phân (như thay tã cho trẻ bị bệnh, sau đó sờ vào mắt, mũi hoặc miệng trước khi rửa tay), tiếp xúc với các vật thể và bề mặt bị ô nhiễm như chạm vào tay cầm cửa có virus trên đó. Ngoài ra người lành có thể nhiễm virus khi nuốt phải nước nhiễm bệnh (như nước bể bơi bị nhiễm bệnh từ phân của người bệnh mà không được xử lí đúng cách với clo) hoặc do hít phải chất tiết đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi.

ha noi tre nhap vien do mac tay chan mieng tang gap 5 6 lan 1
Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét gây đau rát

Khả năng lây cao nhất trong tuần đầu tiên bị bệnh, ngoài ra có thể lây sau vài tuần sau khi các triệu chứng biến mất.

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước.

Triệu chứng bắt đầu sau khi nhiễm virus 3 - 6 ngày, bệnh có thể sốt, chán ăn, đau họng, đau mỏi cơ khớp. Sau 1 - 2 ngày xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng; Các mụn nước có kích thước nhỏ (2 - 3mm) trên nền niêm mạc viêm đỏ. Mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống.Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông.

Bác sĩ Tâm cũng khuyến cáo phụ huynh, nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau phải đưa tới trung tâm Y tế ngay lập tức: Giật mình; Sốt cao trên 39 độ hoặc sốt thấp hơn nhưng từ 2 ngày trở lên; Các triệu chứng nặng khác: li bì, yếu chi…

Đinh Linh
Phiên bản di động