Hà Nội: Công tác dân vận chính quyền đạt nhiều kết quả tích cực

Đó là một trong những kết quả nổi bật về công tác dân vận của TP Hà Nội được đưa ra trong báo cáo tại Hội nghị kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) trên địa bàn TP Hà Nội chiều nay 15/7.
Đẩy mạnh công tác dân vận trước, trong và sau Đại hội 10 thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của dân văn phòng Công tác dân vận có nhiều chuyển biến về nhận thức, nội dung và phương thức tiến hành

Theo Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Sau 10 năm triển khai thực hiện Quy chế công tác dân vận trên địa bàn thành phố, nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò của công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay được nâng lên; Qua đó nâng cao hiệu quả công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Hà Nội: Công tác dân vận chính quyền đạt nhiều kết quả tích cực
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi làm việc

Trong đó, công tác dân vận của chính quyền, các cơ quan tư pháp và của lực lượng vũ trang được tăng cường, đạt được nhiều kết quả tích cực. Kỷ cương, kỷ luật hành chính, nhận thức của cán bộ, công chức về trách nhiệm phục vụ nhân dân, gần dân ngày một nâng cao.

Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở được thực hiện bài bản, nghiêm túc. Từ năm 2010 đến nay, Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở của thành phố đã tiến hành kiểm tra trực tiếp 579 xã, phường, thị trấn và 150 cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn TP; Đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả việc thực hiện QCDC trong các loại hình cơ sở khác như tại các trường ngoài công lập, trong khối chợ, công tác giải phóng mặt bằng, công tác thu thuế đôi với hộ cá thê kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn và trong công tác quản lý trật tự xây dựng ở xã, phường, thị trấn.

Phong trào “Dân vận khéo” được đẩy mạnh, qua đó góp phần giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp ở cơ sở, đặc biệt phát huy hiệu quả trong các phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh". Đến nay, thành phố có 6 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, 356/382 xã (tỷ lệ 93,2%) đạt chuẩn Nông thôn mới; 11 xã được UBND TP công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Cũng trong 10 năm qua, toàn thành phố tổ chức 27.739 cuộc giám sát, 6.889 hội nghị phản biện; Từ năm 2013 đến nay, cấp thành phố tổ chức 22 hội nghị tiếp xúc, đối thoại; Cấp quận, huyện, thị xã tổ chức 144 hội nghị đối thoại định kỳ; Cấp xã, phường, thị trấn tổ chức 2.048 hội nghị đối thoại định kỳ. Qua đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý, phản biện tích cực của tổ chức, đảng viên và nhân dân; Kịp thời giải quyết nhiều kiến nghị, đề xuất, nguyện vọng chính đáng của nhân dân…

Làm rõ hơn về công tác dân vận chính quyền, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Công tác dân vận chính quyền đã được triển khai và gắn liền với các phong trào thi đua của TP để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác này cũng được thể hiện qua việc đẩy mạnh CCHC để nâng cao trách nhiệm cán bộ trong phục vụ người dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân. Chính quyền TP xây dựng cụ thể quy chế trách nhiệm người đứng đầu trong việc tiếp và đối thoại với người dân; Hằng năm đều tổ chức đối thoại với người dân và gắn với các cuộc tiếp xúc cử tri của các cấp…

Để nâng cao hiệu quả thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW, Chủ tịch UBND TP kiến nghị, 10 năm một lần phải có tổng kết, đánh giá. Trên cơ sở tổng kết, nhất là trong giai đoạn mới cần có quy định, chỉ đạo trong công tác dân vận để đảm bảo các cấp chính quyền hoạt động hiệu quả hơn; Việc thực hiện QCDC với người dân sát hơn, đảm bảo công khai minh bạch.

Nguồn: TTTĐ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động