Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương: Những việc cần làm ngay

Mục tiêu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra trong kế hoạch hành động quốc gia quản lý rác thải nhựa đại dương mới ban hành đầu tháng 12/2019.
Rác thải nhựa nông thôn: Xử lý, giảm triệt để nguồn cung Tái chế rác thải nhựa thành đồ dùng học tập ở mầm non Yên Bái “Nửa đời nhựa” sự kiện tái chế nhựa dành cho học sinh mẫu giáo
phan dau den nam 2030 cac khu du lich bien noi khong voi san pham nhua dung mot lan
Rác thải nhựa hiện là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển (ảnh minh họa, Báo BP)

Ngoài mục tiêu trên, đến năm 2030, một số mục tiêu cụ thể cũng được đề ra như: Giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% dụng cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; Dừng việc vứt bỏ dụng cụ khai thác thủy sản trực tiếp xuống biển; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa…

Để đạt được mục tiêu, Thủ tướng nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay. Trong đó, các cấp bộ, ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, UBND tỉnh, thành phố tập trung xây dựng chương trình truyền thông, tuyên truyền kịp thời các điển hình giảm thiểu rác thải nhựa địa phương, tổ chức các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương phù hợp với thực tế của địa phương...

Bên cạnh đó, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân để thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa ven biển và trên biển.

Đồng thời, các bộ, ngành được phân công phải đẩy nhanh việc kiểm soát rác thải tại nguồn; hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

Hoài An
Phiên bản di động