FDA tiếp tục thử nghiệm, không tìm thấy virus cúm gia cầm trong một số sản phẩm sữa

Ngày 1/5 vừa qua, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết việc thử nghiệm liên tục sữa và sản phẩm làm từ sữa bằng phương pháp kiểm tra mẫu với 297 sản phẩm được mua từ các cửa hàng tạp hóa không phát hiện bất kỳ vi rút cúm gia cầm H5N1 nào.
WHO: Phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa Thiếu miễn dịch làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm Đề phòng cúm gia cầm xâm nhập Việt Nam, lây nhiễm sang người
FDA tiếp tục thử nghiệm, không tìm thấy virus cúm gia cầm trong một số sản phẩm sữa
Các cuộc thử nghiệm liên tục đối với các sản phẩm sữa của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không tìm thấy bất kỳ vi rút cúm gia cầm H5N1 nào hoạt động trong 297 mẫu được mua tại các cửa hàng tạp hóa

FDA đã thử nghiệm các mẫu sữa tươi và một số sản phẩm làm từ sữa như phô mai và sữa chua, cũng như các sản phẩm được làm từ bột sữa như công thức dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong bộ 96 mẫu đầu tiên, cơ quan này cho biết, 20% - tức là 1 trong 5 mẫu - có chứa tàn dư của vi rút H5N1, nhưng các đợt xét nghiệm bổ sung để xem liệu vi rút có thể lây nhiễm vào trứng hay không đã xác định rằng những dấu vết vi rút đó không hoạt động và sẽ không thể hoạt động để làm cho con người bị bệnh.

Kết quả từ 201 mẫu bổ sung đã được công bố vào ngày 1/5 vừa qua cũng cho thấy không có bằng chứng nào về virus đang hoạt động. Tuy nhiên cơ quan không tiết lộ nơi mua các sản phẩm mẫu.

“Những kết quả sơ bộ bổ sung này tiếp tục khẳng định sự an toàn của nguồn cung cấp sữa thương mại ở Mỹ", tiến sĩ Don Prater, giám đốc quyền hành của Trung tâm An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng ứng dụng của FDA chia sẻ thêm.

Chính phủ cũng đang thử nghiệm các mẫu thịt bò tươi xay và nấu chín được mua tại các cửa hàng tạp hóa, cũng như sữa thô được gộp lại gửi tới các nhà mát chế biến để thanh trùng.

FDA cho biết họ tiếp tục khuyến nghị mạnh mẽ không nên tiêu thụ sữa thô và đề xuất ngành công nghiệp không sản xuất hoặc bán sữa thô hoặc sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Các thông tin cập nhật này là một phần của buổi họp báo đa cơ quan về các biện pháp của chính phủ nhằm đánh giá và kiểm soát đợt bùng phát cúm gia cầm H5N1 trong đàn bò sữa, hiện đã lan rộng ra ở khoảng ba chục đàn bò tại chín tiểu bang: Texas, New Mexico, Michigan, Kansas, Idaho, Ohio, North Carolina, South Dakota và Colorado. Số lượng bò nhiễm bệnh cao nhất tập trung ở Texas, nơi có 12 đàn bò đã có kết quả xét nghiệm dương tính.

Virus lây lan ở bò chưa được chứng minh là có khả năng gây lây lan từ người sang người và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng cho biết nguy cơ sức khỏe cộng đồng là thấp. Chỉ có một người, là nông dân tại nông trại ở Texas, đã xét nghiệm dương tính liên quan đến đợt bùng phát này.

Cũng vào cùng ngày, bác sĩ Rosemary Sifford, giám đốc thú y của Cơ quan Kiểm tra Sức khỏe Động vật và Thực vật của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cho biết hôm rằng cơ quan này tin rằng virus đã lây từ chim hoang dã bị nhiễm bệnh sang gia súc ở Texas Panhandle.

"Sự lan truyền ban đầu ở khu vực địa lý đó có thể không chỉ xảy ra trong một đàn cá thể mà thậm chí là ở cả một số đàn gia súc khác trong cùng khu vực, và sau đó các con vật từ những đàn đã bị nhiễm bệnh đó di chuyển tới các đàn khác ở các tiểu bang khác chính là sự di chuyển ban đầu của vi rút”, bác sĩ cho biết thêm.

Bác sĩ Rosemary chia sẻ rằng, gia súc khi di chuyển giữa các tiểu bang có lẽ không có triệu chứng và không phải lúc nào bò cũng là nguồn gây nhiễm bệnh.

"Trong một số trường hợp, việc di chuyển thiết bị hoặc các vật dụng khác giữa các đàn chính là nguồn lây bệnh, không nhất thiết phải là gia súc".

Bác sĩ cũng cho biết các nhà khoa học của USDA và CDC chưa thấy bất kỳ SỰ thay đổi di truyền trong các chuỗi mà họ đã phân tích có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của loại cúm này ở người.

CDC cho biết một số người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn những người khác, bao gồm những người làm việc với gia cầm và vật nuôi trong trang trại, bác sĩ thú y và công nhân lò mổ.

Những người thuộc nhóm này nên tránh tiếp xúc gần mà không có đồ bảo hộ với những con chim bị bệnh hoặc chết, các con động vật khác, sữa thô, vú bò, phân hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm như ao hoặc giếng.

Trong các khuyến nghị mới cập nhật, CDC cho biết những người lao động nên sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân bao gồm quần yếm hoặc tạp dề dùng một lần, khẩu trang, kính bảo hộ hoặc mặt nạ che mặt, ủng cao su, nón mũ trùm tóc dùng một lần và găng tay dùng một lần.

Nếu tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc có khả năng bị nhiễm bệnh, CDC khuyên người lao động nên theo dõi các triệu chứng trong vòng 10 ngày kể từ lần cuối cùng tiếp xúc nhiễm với nguồn nhiễm bệnh.

Minh Tâm
Tags:
Phiên bản di động