Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực
Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Brazil vượt khoảng cách địa lý đầu tư vào Việt Nam Ngành ngân hàng cùng Hà Nội họp bàn giải "cơn khát vốn" cho doanh nghiệp Chất lượng doanh nghiệp Việt Nam chưa cao |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung đã đánh giá như vậy tại tọa đàm "Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, diễn ra sáng 26/9.
Theo ông Trung, mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế nhưng lại nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có vai trò nòng cốt, quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tính đến hết năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đạt 1 triệu 154 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất đạt 2 triệu 491.000 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước trong cả nước.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung. |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là hoạt động đầu tư trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, các doanh nghiệp Nhà nước đang chậm chuyển mình trong thời đại, bối cảnh mới; vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét.
Mặt khác, khả năng cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh quốc tế còn hạn chế, các doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ chiếm lĩnh được thị trường trong nước nhưng chưa có khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế.
Theo ông Trung, doanh nghiệp Nhà nước cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới để tạo lực cho phát triển kinh tế, nhường dư địa phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ở những lĩnh vực khác.
"Các lĩnh vực như điện gió ngoài khơi, hydrogen xanh hay công nghiệp bán dẫn… là những lĩnh vực đòi hỏi sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn", Thứ trưởng đề nghị.
Ông Phạm Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) cũng thừa nhận, doanh nghiệp Nhà nước chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản được Nhà nước giao trong việc đẩy nhanh tiến độ, kiểm soát chất lượng các dự án đầu tư; thiếu linh hoạt trong xử lý phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án lớn, quan trọng.
Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực; chưa hình thành các sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghệ cao, công nghệ lõi, có tính chất lan tỏa hoặc có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng doanh nghiệp.