Chất lượng doanh nghiệp Việt Nam chưa cao

Hiện Việt Nam có 900 nghìn doanh nghiệp, có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, tức là có gần 6 triệu chủ thể kinh doanh.
CEO IPPG: Các doanh nghiệp cần cơ chế, chính sách đột phá Các doanh nghiệp đang đối diện với những thách thức to lớn

Theo TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, trong 30 năm qua, việc phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động đã đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình.

Hiện tại chúng ta vẫn đang tập trung vào 2 yếu tố này chính là động lực tăng trưởng chính cho sự phát triển của nước ta.

"Nâng cấp doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động chính là mệnh lệnh cho việc đổi mới", ông Lộc nói.

Ông Lộc cho biết, hiện Việt Nam có 900 nghìn doanh nghiệp, có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, tức là có gần 6 triệu chủ thể kinh doanh.

Chất lượng doanh nghiệp Việt Nam chưa cao
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, số lượng doanh nghiệp không ít, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp của nước ta không cao, chưa đáp ứng yêu cầu, năng suất lao động đang tụt hậu và chưa đáp ứng nhu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Theo ông Lộc, kinh tế Việt Nam được dẫn dắt bởi 3 động lực tăng trưởng trong 30 năm qua, hiện nay 3 động lực tăng trưởng cần có sự phát triển đột phá để đạt được mục tiêu phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

Ông Lộc dự báo, việc phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới sẽ là hình chữ U và đáy rất dài, đây là thách thức rất lớn, ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên chúng ta vẫn có cơ hội trong chuyển dịch các chuỗi cung ứng.

Với lợi thế về địa chính trị và chính sách đối ngoại, chúng ta là nền kinh tế quy mô vừa, lợi thế doanh nghiệp vừa và nhỏ. TS.Vũ Tiến Lộc đề cập đến vấn đề nâng cao năng lực nội sinh trong việc cộng sinh với nền kinh tế toàn cầu cũng như trong chính các doanh nghiệp FDI.

Do đó, thời gian tới, ông Lộc cho rằng cần có chính sách thức đẩy liên kết các doanh nghiệp FDI với Việt Nam, đảm bảo cắm rễ sâu trong nền kinh tế, cộng sinh cùng có lợi với các doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực đối tác công tư trong các dự án phát triển công nghiệp, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đối tác công tư, hoàn thiện Luật Phát triển công nghiêp trình Quốc hội trong thời gian tới; cần có chương trình quốc gia về nâng cao năng suất lao động và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.

Đối với khu vực tư nhân, TS. Vũ Tiến Lộc nhận thấy, cải cách thể chế trong khu vực kinh tế tư nhân là rất quan trọng, qua đó, khởi dây nguồn lực phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Hậu Lộc
Phiên bản di động