Đà Nẵng: Kết nối hơn 500 doanh nghiệp hội viên trên toàn quốc

Việc kết nối các doanh nghiệp trên toàn quốc tạo ra một hệ sinh thái cùng hỗ trợ, học hỏi nhau đang trở thành xu hướng để các doanh nghiệp "bắt tay nhau" cùng phát triển.
Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo về trái phiếu doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ làm việc với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương Kiến nghị tiếp tục giảm phí sử dụng đường bộ cho doanh nghiệp vận tải
Các chuyên gia và nhà quản lý doanh nghiệp chia sẻ quan điểm, chủ thể chính thực hiện chuyển đổi số đổi mới sáng tạo chính là cộng đồng doanh nghiệp (Ảnh Đ.Minh)
Các chuyên gia và nhà quản lý chia sẻ tại chương trình kết nối doanh nghiệp (Ảnh Đ.Minh)

Chiều 22/7, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) TP Đà Nẵng phối hợp với Văn phòng đại diện miền Trung Tây Nguyên Hiệp hội DNNVV Việt Nam cùng Sở Công thương TP Đà Nẵng, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng tổ chức Chương trình kết nối doanh nghiệp toàn quốc tại Đà Nẵng lần II-2022 với chủ đề “Hợp tác và Đầu tư”.

Thúc đẩy kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương trình nhằm kết nối sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp hội viên trong cả nước và đại diện các ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư phát triển…thuộc Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh, thành cùng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp cả nước tìm đối tác để hợp tác và đầu tư, mở rộng kinh doanh, khai thác tiềm năng và các lợi thế của nhau, nhanh chóng phục hồi và phát triển sau thời gian đại dịch COVID-19.

Thông qua chương trình, Hiệp hội doanh nghiệp các địa phương cùng nhau trao đổi kinh nghiệm hoạt động để hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp hội viên phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Bắc Bình - Chủ tịch Hiệp hội DNVVN TP Đà Nẵng nhấn mạnh: “Chương trình nhằm kết nối doanh nghiệp của Hiệp hội các tỉnh, thành phố; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kết nối, hợp tác đầu tư, kinh doanh, khai thác các điều kiện và lợi thế của nhau để cùng phát triển”.

Tại sự kiện này, Hiệp hội doanh nghiệp các địa phương đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm hoạt động, ký kết thoả thuận hợp tác giữa các hiệp hội với nhau về tổ chức sự kiện và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hội viên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có cơ hội tìn hiểu rõ thêm về vấn đề hội nhập quốc tế, tình hình thị trường, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước trong khu vực.

Hiện nay, cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97%. Trong những năm qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã và đang khẳng định vai trò động lực quan trọng để phát triển kinh tế của các địa phương, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội DNVVN TP Đà Nẵng phát biểu khai mạc chương trình (Ảnh Út Vũ)
Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội DNVVN TP Đà Nẵng phát biểu khai mạc chương trình (Ảnh Út Vũ)

Bằng mọi cách phải tham gia vào chuỗi cung ứng

Tại chương trình, các chuyên gia và nhà quản lý doanh nghiệp đều cho rằng, chủ thể chính thực hiện đổi mới sáng tạo chính là cộng đồng doanh nghiệp, lực lượng tạo ra việc làm và tạo ra tăng trưởng kinh tế. Đổi mới sáng tạo chính là quá trình nghiên cứu, phát triển, làm mới sản phẩm, thay đổi quy trình, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh, nhằm tạo ra nhiều lợi ích hơn, đóng góp cho xã hội những giá trị cao hơn.

Việc doanh nghiệp thiếu thông tin về các chính sách, các hình thức hỗ trợ của Nhà nước về đổi mới sáng tạo là một rào cản khiến doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội, hay chưa phát huy tốt những điều kiện thuận lợi trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Theo Tiến sĩ Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, thì doanh nghiệp SME phải tăng cường hợp tác, bằng mọi cách phải tham gia vào chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng không nên quá vội vàng, mà phải nghiên cứu kỹ các quy định, chuẩn bị cặn kẽ các nguồn lực, quan tâm đến quy tắc xuất xứ, lao động, an toàn, môi trường, văn hóa tiêu dùng… để sản phẩm chất lượng, không gây tổn hại đến uy tín, thương hiệu.

Ông Nam cũng cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, vì số hóa là một trong những nền tảng quan trọng để đáp ứng diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp SME có số lượng lớn song quy mô thì rất nhỏ, lao động chủ yếu là phổ thông, công nghệ lạc hậu, vốn mỏng, thị trường manh mún, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, tính liên doanh, hợp tác hỗ trợ của các doanh nghiệp yếu.

Chương trình nhằm kết nối sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp hội viên trong cả nước (Ảnh Út Vũ)
Chương trình nhằm kết nối sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp hội viên trong cả nước (Ảnh Út Vũ)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ khổng thể đứng một mình

Nước ta đã bước vào giai đoạn hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là thời cơ nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp SME. Một trong những giải pháp được các doanh nghiệp đề xuất chính là “Kết nối và hợp tác”.

Các doanh nghiệp sẽ tận dụng được các thế mạnh của nhau như: danh tiếng, thương hiệu, sản phẩm, thậm chí nguồn khách hàng. Doanh nghiệp đứng một mình sẽ chỉ sử dụng được “vốn tự có”, nhưng khi cùng bắt tay và hợp tác, các doanh nghiệp sẽ không chỉ kết nối được với mạng lưới của mình mà còn của đối tác, nhằm mang lợi ích thiết thực cho cả đôi bên.

Ông Lê Minh Tường, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết: Đối với TP Đà Nẵng trong những năm qua cùng với chủ trương phát triển các loại hình doanh nghiệp bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp ngoài nhà nước liên tục phát triển từ chỗ chiếm tỷ lệ rất thấp thì tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố có hơn 34.000 doanh nghiệp, chi nhánh Văn phòng đại diện hoạt động, tổng số đăng ký là gần 250 nghìn tỷ đồng.

TP Đà Nẵng hiện có 350 dự án đầu tư trong nước và ngoài khu công nghiệp, tổng vốn đầu tư hơn 134 nghìn tỷ đồng; 378 dự án đầu tư trong các KCN và Khu công nghệ cao, KCN tập trung 28 nghìn tỷ đồng, hơn 926 dự án FDI tổng khoảng 3,9 tỷ USD, đặc thù của Đà Nẵng là 98% là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nên chính sách đối với doanh nghiệp trong khu vực này phải đặc biệt quan tâm, không phải chỉ tập trung vào các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

“Tính đến thời điểm hiện tại, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND thành phố 15 chính sách trong việc hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực như CNTT, nông nghiệp và phát triển nông thôn, đổi mới khoa học, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư và vay vốn…”, ông Tường chia sẻ thêm.

Theo các chuyên gia, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, các SME cần có sự kết nối chặt chẽ, liên kết hợp tác nhau để cùng phát triển, mở rộng thị trường.

Các SME có thể hợp tác theo theo mô hình cụm, nhóm doanh nghiệp có ngành nghề chung hoặc ngành nghề bổ trợ cho nhau nhằm tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng; các doanh nghiệp có thể hợp tác, ưu tiên sử dụng dịch vụ, tiêu thụ các sản phẩm của nhau, hàng hóa làm ra của doanh nghiệp này có thể là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia.

Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo về trái phiếu doanh nghiệp Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo về trái phiếu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương Thủ tướng Chính phủ làm việc với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương
Kiến nghị tiếp tục giảm phí sử dụng đường bộ cho doanh nghiệp vận tải Kiến nghị tiếp tục giảm phí sử dụng đường bộ cho doanh nghiệp vận tải
Đoàn Minh - Út Vũ
Phiên bản di động