Công nghệ Bio-Nano xử lý mùi của nước rỉ rác như thế nào?

Bọt khí Oxi Nano có khả năng lặn giỏi như Yết Kiêu, thời gian “lặn” vào trong nước và xuống tầng đáy dài hơn bọt khí thông thường là 5.760 lần (tức gần 6000 lần). Nhờ đó, hiệu quả mùi hôi thối được xử lý rất nhanh trong thời gian ngắn, Chuyên gia kỹ thuật của JVE Group chia sẻ.
Kết quả một tháng xử lý mùi bãi rác Nam Sơn bằng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản Kết quả sau 7 ngày thí điểm xử lý mùi tại bãi rác Nam Sơn bằng công nghệ Nhật Bản

Dự án thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn bằng công nghệ Bio-Nano đặt ra mục tiêu là giảm đượcmùi tổng hợp của các loại khí gây ra mùi hôi thối như khí H2S (mùi trứng thối), khí NH3 (mùi khai) ...bốc lên từ hồ chứa nước rỉ rác ảnh hưởng đến khu dân cư. Sau 01 tháng xử lý, mùi nền không khí tổng hợp đo tại hiện trường bãi rác Nam Sơn giảm về 1 tức giảm tới 99,7%.

Công nghệ Bio-Nano xử lý mùi của nước rỉ rác như thế nào?

Kết quả mùi nước rỉ rác dưới mặt hồ sau 03 tuần xử lý (Giảm nhiều nhất xuống 6)

Phóng viên đã có trao đổi nhanh với Chuyên gia kỹ thuật của JVE Group, đơn vị tài trợ miễn phí thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn bằng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản.

- Thưa ông, xin ông cho biết mùi hôi thối ở bãi rác hình thành do do đâu?

Tại các bãi rác, chúng ta thường ngửi thấy mùi hôi thối là do các khí như H2S (mùi trứng thối), NH3 (mùi khai),... Sự tổng hợp mùi của các khí này khiến chúng ta thấy rất khó chịu.

- Như vậy, các khí gây ra mùi hôi thối tồn tại, đồn trú ở đâu?

Rất nhiều người nghĩ rằng nó tồn tại, đồn trú trên mặt nước nhưng thực tế không phải, các khí này tích tụ, đồn trú, tồn tại ở trong nước và dưới tầng đáy.

- Hiện tại ở Việt Nam, giải pháp xử lý mùi hôi ở bãi rác đang áp dụng trong thực tế là gì, có khác gì so với công nghệ khử mùi Bio-Nano đến từ Nhật Bản.

Ở Việt Nam chúng ta, thường dùng 02 giải pháp để xử lý sau khi khí đã bốc lên đó là:

Giải pháp 1: Che phủ kín bằng bạt HDPE để bịt kín và "nhốt" khí, "trùm kín khí".

Giải pháp 2: Dùng máy phun sương để khử mùi hôi thối sau khi bốc lên trên bề mặt.

Cả hai giải pháp đang áp dụng này vẫn là giải pháp chỉ xử lý được ở "phần ngọn" mà chưa đi vào xử lý ở cái gốc của vấn đề là phân hủy các khí gây ra mùi tích tụ ở dưới đáy trước khi nó bay lên mặt nước.

Để xử lý mùi hôi thối gây ra do các khí tích tụ trong nước và dưới tầng đáy thì phải có giải pháp cung cấp oxy, nhưng oxy đó phải “lặn” sâu xuống được tầng đáy thì mới gặp được các khí gây ra mùi đang tích tụ ở tầng đáy thì mới phân hủy được.

Để dễ hiểu, chúng ta có thể coi là các khí độc gây ra mùi hôi thối đó như các “sư đoàn quân địch” đang đồn trú ở dưới tầng đáy và muốn xử lý hết mùi hôi thối tận gốc thì chúng ta phải điều các “sư đoàn chiến binh bọt khí oxy nano” đi “lặn” xuống đáy thì mới đánh thắng quân địch (là sư đoàn các khí độc) thì mới xử lý được tận gốc mùi hôi thối.

Công nghệ Bio-Nano xử lý mùi của nước rỉ rác như thế nào?
Ảnh so sánh kích thước các loại bọt khí

Kích thước bọt khí thông thường to hơn bọt khí nano từ 20.000~40.000 lần nên sẽ nổi nhanh lên mặt nước, không tồn tại lâu và không lặn được xuống tầng đáy.

Theo chuyên gia Nhật Bản, sục khí thông thường sẽ chỉ tạo ra bọt khí to (đường kính từ 1~2mm) tồn tại khoảng 5 giây là nổi lên mặt nước và vỡ ra. Tương tự các chiến binh mà khả năng lặn kém thì chỉ 5 giây là ngoi lên mặt nước. Do vậy, bọt khí oxy thông thường không tồn tại được lâu trong nước và không lặn được xuống dưới tầng đáy được nên nó không gặp và không phản ứng được với các khí gây ra mùi thôi hối trong nước rỉ rác. Do vậy, nếu sử dụng máy sục khí thông thường (như đã làm tại hồ Bàu Trảng - TP Đà Nẵng) thì càng sục càng bốc mùi hôi thối vì các khí độc chưa bị phân hủy và và bay lên.

Với công nghệ Bio-Nano, sẽ tạo ra đồng thời 2 loại bọt khí siêu nhỏ kích thước micro (đường kính <50μm), bọt khí nano (đường kính <50nm) của Nhật Bản sẽ “lặn” vào trong nước và xuống tầng đáy. (Đường kính 1~2 mm của bọt khí thông thường là to gấp 20.000~40.000 lần đường kính 50nm của bọt khí nano).

Công nghệ Bio-Nano xử lý mùi của nước rỉ rác như thế nào?

Bọt khí nano như các “sư đoàn chiến binh bọt khí oxy nano” có khả năng “lặn” giỏi như Yết Kiêu và lâu hơn bọt khí thông thường gần 6.000 lần

Thời gian “lặn” 1 lần của sư đoàn chiến binh bọt khí oxy nano” có khả năng “lặn” giỏi như Yết Kiêu khi sục khí tối thiểu là 8 tiếng tức thời gian “lặn” vào trong nước và xuống tầng đáy dài hơn bọt khí thông thường là 5.760 lần (tức gần 6000 lần). Do vậy hiệu quả mùi hôi thối được xử lý rất nhanh trong thời gian ngắn bởi khi “lặn” và tồn tại lâu trong nước và tầng đáy thì nó gặp và phân hủy tức thì các khí độc như H2S (mùi trứng thối), NH3 (mùi khai), CH4 vv..., do vậy càng sục nano càng hết mùi hôi thối.

D.Minh
Phiên bản di động