Bộ Y tế điều chuyển gấp 15.000 liều vắc xin phòng Covid-19 cho 8 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ

Điều chuyển 20.000 liều vắc xin Covid-19 cho 9 địa phương khác gồm Lào Cai và 8 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.
Kiểm tra công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại quận Đống Đa Yên Bái cần hơn 1,1 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 cho 65% dân số Bộ Y tế phê duyệt vắc xin Covid-19 Sputnik V của Nga cho phòng chống dịch

Ngoài 5.000 liều, Bộ cấp cho Lào Cai, 15.000 liều còn lại được cấp cho 8 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ; Trong đó, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng, mỗi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 3 tỉnh này nhận 2.000 liều. 5 tỉnh còn lại gồm: Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, mỗi tỉnh nhận 1.800 liều.

Bộ Y tế điều chuyển gấp 15.000 liều vắc xin phòng Covid-19 cho 8 tỉnh khu vực Tây Nam bộ
Bộ Y tế điều chuyển gấp 15.000 liều vắc xin phòng Covid-19 cho 8 tỉnh khu vực Tây Nam bộ

Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện điều chuyển vắc xin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đến Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc và miền Nam để cung ứng cho các địa phương, đơn vị theo danh sách. Các đơn vị tiếp nhận vắc xin và tổ chức triển khai tiêm chủng theo quy định.

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Ủy viên Trung ương Đảng- Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác  tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Đến thời điểm này, các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ đã và đang tiến hành tiêm chủng vắc xin cả đợt 1 và đợt 2. Công tác tiêm chủng được triển khai theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.

Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam đến nay Việt Nam đã tiêm cho gần 260.000 người, trong đó, tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin Covid-19 gặp khoảng 30%, thấp hơn báo cáo của châu Âu và nhà sản xuất.

Sau tiêm, các biểu hiện phản ứng là sốt, mệt mỏi, đau chỗ tiêm… Đây là các biểu hiện thường gặp và cũng là những phản ứng thông thường của cơ thể với tất cả các loại vaccine nói chung và vắc xin phòng Covid-19 nói riêng.

Chỉ một số trường hợp xuất hiện phản ứng dị ứng với các mức độ khác nhau, chủ yếu ở mức độ I, rất ít trường hợp ở mức độ II, III. Tất cả các trường hợp này đều được phát hiện kịp thời và xử trí theo đúng phác đồ của Bộ Y tế ban hành.

Đặc biệt, do khâu tổ chức tiêm chủng của chúng ta hết sức bài bản với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người đi tiêm, nên quy trình tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của Việt Nam khác hẳn so với các quốc gia trên thế giới; Trong đó bao gồm cả các nước phát triển, đó là tổ chức thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng an toàn, người tiêm được theo dõi sức khỏe tại điểm tiêm ít nhất 30 phút, sau đó tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo, và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm…

Các bệnh viện thì luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.

Có thể nói, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới thực hiện quyết liệt đồng thời tất cả những biện pháp trong chương trình tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 như hiện nay.

Chính sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống từ y tế cơ sở cho đến tuyến Trung ương, các ca có phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 vừa qua ở nước ta đều được xử lý theo đúng quy định và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu và các quốc gia sử dụng vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca cũng như các vắc xin phòng Covid-19 của các công ty khác, trong quá trình tiêm chủng tất cả các vắc xin đều gặp một tỷ lệ rất thấp (hiếm gặp) với 1 - 4 ca trên 1 triệu người tiêm có biểu hiện rối loạn đông máu khuyết khối, giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay chưa ghi nhận ca nào có biểu hiện rối loạn đông máu.

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động