Bé một tháng tuổi mắc bệnh giang mai

Bé chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ trong tình trạng da xanh nhợt, khó thở, bụng chướng. 
Nhận biết dấu hiệu căn bệnh lây truyền qua "chuyện ấy" dễ nhầm với dị ứng Hẹn hò online làm gia tăng bệnh lây qua đường tình dục? Con chào đời bị giang mai, mẹ mới biết mắc bệnh Bệnh giang mai nguy hiểm thế nào? Bé trai 13 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh giang mai

Các bác sĩ khám, xác định gan, lách của bé to, da bụng nổi rõ tĩnh mạch màu xanh, có vết chợt loét vùng mông và lòng bàn chân. Nghi ngờ bé mắc giang mai bẩm sinh, bác sĩ tiến hành xét nghiệm, kết quả cả bé và mẹ đều dương tính với xoắn khuẩn giang mai.

Bé được chỉ định điều trị kháng sinh và truyền máu. Sau một tuần điều trị, ngày 25/2 sức khỏe bé tiến triển tốt, da hồng hào, hết khó thở, hết nổi tĩnh mạch bụng, gan lách đã nhỏ lại bình thường.

Bác sĩ Mai Hồng Tình, Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ, cho biết giang mai bẩm sinh là do người mẹ mắc giang mai truyền bệnh cho con trong thai kỳ. Tùy mức độ nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ, thai nhi có thể bị sảy, chết lưu, đẻ non, nhiễm khuẩn có thể tử vong. Trường hợp nhẹ hơn, bé vẫn chào đời bình thường, sau dần xuất hiện tổn thương ở các cơ quan mắt, tai, xương...

Các bác sĩ khuyến cáo người lớn thực hiện tình dục an toàn. Phụ nữ mang thai nên xét nghiệm kiểm tra bệnh giang mai ở lần khám thai đầu tiên. Nếu thai phụ xét nghiệm dương tính với giang mai trong thai kỳ, cần được bác sĩ tư vấn và điều trị ngay.

Nguồn: VnExpress
vnexpress.net
Phiên bản di động