Băng cháy - Tương lai của năng lượng thế giới
Băng cháy (còn gọi là đá cháy), có tên khoa học là natural hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0°C). Băng cháy thường tồn tại ổn định trong điều kiện thềm biển sâu ít nhất từ 300 m trở lên, các đảo ngầm đại dương và ở các vùng băng vĩnh cửu, dưới dạng thể rắn giống như những trái bóng tuyết nhỏ.
Bản đồ phân bố các tích tụ băng cháy do Canada công bố dựa trên dữ liệu từ Kvenvolden và Rogers |
Theo BBC, có một số rắc rối khi khai thác băng cháy. Thứ nhất, nhiều khí mê-tan sẽ đột ngột thoát ra khỏi băng cháy vào đại dương, có thể thêm một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển. Thứ hai, băng cháy giải phóng nhiều nước và nhiều mê-tan do nó không ổn định, sẽ đưa nhiều nước vào lớp trầm tích dưới lòng đại dương.
Trong lúc các nước đánh giá thêm về vấn đề an toàn trong khai thác, nguồn năng lượng khổng lồ này vẫn “ngủ yên”, ít nhất trong giai đoạn 2030 - 2050.