Bán quần áo bảo hộ y tế phòng dịch Covid-19 giả, bị xử lý thế nào?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã tạm giữ 3 người để điều tra Hành vi sản xuất hàng giả. Những người này bán quần áo bảo hộ y tế phòng dịch Covid-19 đã bị thay đổi nhãn mác. Theo luật sư, nếu vi phạm hành vi này có thể bị phạt từ từ 5 - 10 năm.
Tạm giữ hình sự Phó Giám đốc công ty sản xuất, kinh doanh đồ bảo hộ y tế giả "Phá kho" khẩu trang, thiết bị y tế giả ở Hà Nội
ban quan ao bao ho y te phong dich covid 19 gia bi xu ly the nao

Số hàng nghi giả mạo bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ

Như đã thông tin, sáng 8/4 lực lượng chức năng phát hiện xe ôtô BKS: 29C – 22298 đang nhập hàng trước cửa Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ y tế Đức Anh, số 5, ngõ 178 Tây Sơn, quận Đống Đa, có nhiều biểu hiện nghi vấn.

Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 30 thùng carton chứa 1.200 bộ quần áo bảo hộ phòng, chống dịch ghi sản xuất tại Công ty Phúc Hà.

Tổ công tác yêu cầu kiểm tra giấy tờ, đại diện Công ty Đức Anh không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến số hàng này.

ban quan ao bao ho y te phong dich covid 19 gia bi xu ly the nao

Cơ quan Công an và Quản lý thị trường làm việc tại Công ty Đức Anh. Ảnh: ANTĐ.

Kiểm tra tại công ty và kho của Công ty Đức Anh, tổ công tác đã bắt quả tang nhân viên công ty đang thực hiện đóng gói các sản phẩm rời vào túi bộ quần áo phòng dịch mang nhãn của Công ty Phúc Hà.

Ngoài ra, tại kho của công ty còn phát hiện số lượng lớn sản phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch của nhiều hãng khác nhau, nhiều thùng tem nhãn mác.

Tiếp đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã tạm giữ Trương Thị Bình (38 tuổi, Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ y tế Đức Anh) cùng 2 cấp dưới để điều tra Hành vi sản xuất hàng giả.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, theo nội dung cơ quan chức năng thông tin hành động của chủ cơ sở, nhân viên, người liên quan khác có dấu hiệu của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả .

ban quan ao bao ho y te phong dich covid 19 gia bi xu ly the nao

Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

"Cơ quan điều tra sẽ phải thực hiện trưng cầu giám định để xác định số lượng, chất lượng hàng giả để có căn cứ khởi tố vụ án theo điều 192 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả với tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội.

Nếu cơ quan điều tra xác định rằng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm", luật sư Lực cho biết.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này còn bị phạt tiền cao nhất lên tới 6 tỷ đồng

Vị luật sư cũng cho biết, để hiểu sâu về vấn đề, phải biết thế nào là hàng giả theo quy định của pháp luật để căn cứ và xử lý.

Ở góc độ xã hội, khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc kinh doanh đồ bảo hộ y tế, thiết bị y tế kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng giả có thể làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Do đó, cơ quan chức năng cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ để các loại thiết bị y tế kém chất lượng không ra thị trường và xử phạt nghiêm hành vi vi phạm.

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, nghị định 185/2013/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định về hàng giả bao gồm:

Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác.

Nguồn: danviet
danviet.vn
Phiên bản di động