Bà giáo "thất thập cổ lai hi" và con chữ cho người khuyết tật

Trải qua 60 năm gắn bó với phấn trắng, bảng đen thì đã có tới gần 30 năm bà giáo Nguyễn Thị Côi dành tâm huyết "thắp lửa" hy vọng cho những mảnh đời kém may mắn, những đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ, tự kỷ, lang thang cơ nhỡ.
Bà giáo 61 tuổi và ngôi trường chỉ có 1 học sinhTân Hoa hậu Khánh Vân cùng hai Á hậu đến thăm trẻ em khuyết tật Tiếp sức thanh niên khuyết tật

Bà giáo Nguyễn Thị Côi đã gắn bó với lớp học tình thương gần 30 năm "gieo hạt giống" trồng người

Người mẹ của những "đứa trẻ đặc biệt"

Nhiều năm qua, người dân phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đã quen thuộc với hình ảnh một bà giáo hàng ngày đi xe ôm đến Nhà văn hóa Khu dân cư số 2 để dạy một lớp học đặc biệt có tên "Lớp học linh hoạt" với học sinh là những đứa trẻ khuyết tật, lang thang cơ nhỡ.

Chia sẻ về cơ duyên đến với lớp học, bà Côi cho biết, khi còn là hiệu trưởng của trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, bà đã nung nấu ý định mở một lớp học tình thương dành cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn. Năm 1994, UBND phường Hoàng Văn Thụ chủ trương mở lớp dạy trẻ em khiếm khuyết nên tôi xung phong nhận lớp và gắn bó tới tận bây giờ.

ba giao that thap co lai hi va con chu cho nguoi khuyet tat
Lớp học nhỏ nhưng đầy ắp tình thương, mang hy vọng tới cho hàng chục trẻ em khuyết tật

Những ngày đầu khi lớp học mới được hình thành, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Những khó khăn dường như đè nặng lấy cả lớp học. “Lúc ấy, chỉ cần nhìn thấy những đứa trẻ tới lớp thôi là tôi lại tự dặn mình cần cố gắng hơn nữa”, bà bồi hồi nhớ lại.

ba giao that thap co lai hi va con chu cho nguoi khuyet tat
Đến với lớp học của cô, những đứa trẻ khuyết tật được học chữ, được học những phép toán, học làm những bài văn và được học cả cách làm người.

Cho đến nay, gần 30 năm gắn bó với lớp học linh hoạt, có nhiều người phản đối, đòi giải tán lớp học, nhưng bà Côi vẫn miệt mài mỗi buổi lên lớp, kiên trì với sự nghiệp trồng người.

Đến với lớp học, ngoài dạy kiến thức thì bà Côi còn dạy cả việc việc vệ sinh cá nhân, chào hỏi người lớn... Những điều tưởng như là đơn giản với mọi người song lại thật khó khăn với những phận đời kém may mắn.

Chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật

Lớp học nhỏ vỏn vẹn chưa đầy 40m2 nhưng đã có những thời điểm lớp học lên đến 30 người. Nóng nực, chật chội dường như không thể làm nản lòng những con người nơi đây.

ba giao that thap co lai hi va con chu cho nguoi khuyet tat
Dạy cho những đứa trẻ đặc biệt nên sự yêu thương, tận tâm, tận tình là điều chắc chắn phải có

Vì gia cảnh khó khăn hay bệnh tật, nhiều em nhỏ từng phải từ bỏ giấc mơ đến trường. Nhưng hôm nay đang ngồi làm từng phép toán, luyện từng nét chữ rèn từng nết người.

“Từ ngày học ở lớp của cô Côi, tôi thấy con tôi tiến bộ hơn, biết giúp đỡ, yêu thương và lễ phép với cha mẹ nên tôi rất yên tâm gửi con cho cô Côi”, một phụ huynh cho biết.

Ông Hoàng Ngọc Thoa - Bí thư Chi bộ Khu dân cư Số 2 (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, "Tôi nghĩ, chị vừa là một người bà, người mẹ, người giáo viên. Chị Côi cũng rất tâm huyết, nhiệt tình với các con các cháu vì đây là những đối tượng phát triển kém. Nhưng sau khi vào lớp của cô thời gian vài ba năm, đã có những cháu đọc diễn văn được, các cháu viết bài rất tốt, các cháu linh hoạt lên rất nhiều."

ba giao that thap co lai hi va con chu cho nguoi khuyet tat
Những nét bút nắn nót trên trang giấy với mong muốn trở thành người có ích cho xã hội

Nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành và “tốt nghiệp” ra trường từ lớp học đặc biệt của bà. Không ít học sinh trong số đó, đã lập gia đình và có công việc ổn định.

Đến nay, đã có hơn 500 học sinh đã học qua lớp học tình thương của bà. Nhờ những kết quả đó, năm 2018, bà đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao bằng khen về công tác phổ cập xóa mù chữ tiểu học và nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp.

Tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2014 - 2019 do Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức, bà giáo Nguyễn Thị Côi là một trong 10 gương mặt phụ nữ Thủ đô tiêu biểu được Thành hội khen thưởng.

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, bà giáo Côi vẫn ngày ngày đến lớp, gieo hy vọng cho những mảnh đời kém may mắn để chờ tới ngày những “hạt mầm” bà gieo trở thành những “trái ngọt” cho đời.

Phạm Mạnh - Kiều Vân
Phiên bản di động