300 kg thịt lợn 'bẩn' ở Sa Pa: Tồn dư kháng sinh, vẫn có dấu kiểm soát giết mổ
Đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Lào Cai: Tiêu huỷ thực phẩm và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
|
Nơi cung cấp 300 kg thịt lợn "bẩn" nói trên theo biên bản này là Nhà cung cấp thực phẩm Minh Phụng ở thành phố Lào Cai. |
Như đã đưa tin, ngày 4/5 một lô thịt lợn khoảng 300kg khi đang sơ chế chuẩn bị đưa vào bữa ăn từ thiện cho học sinh trên địa bàn xã Thanh Kim (Lào Cai), bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến hành tiêu hủy.
Chủ cơ sở cung cấp Ngô Minh Phụng khẳng định số thịt lợn trên được đã được kiểm định. Trên những con lợn đã giết mổ có đóng dấu kiểm soát giết mổ nhưng mờ nhạt. Theo chủ cơ sở này, 300 kg thịt lợn trên được đóng dấu kiểm định tại một lò mổ thành phố Lào Cai.
Toàn bộ 300 kg thịt lợn "bẩn" đã được chính quyền tiêu hủy bằng phương pháp chôn lấp có khử trùng. |
Chị Tô Thị Hương - Phó đoàn thiện nguyện cho biết: "Theo lời mời gọi của địa phương, nhóm thiện nguyện đã nhờ Chủ tịch UBND xã Thanh Kim là ông Nguyễn Đức Hoàng và hiệu trưởng trường TH Thanh Kim liên hệ đặt mua giúp 300kg thịt lợn để nấu khoảng 1.200 suất cơm cho các em học sinh.
Đến khoảng 1h sáng ngày 5/4/2019, số thịt lợn (4 con lợn) đã được chuyển tới tay nhóm thiện nguyện từ nhà cung cấp thực phẩm Ngô Minh Phụng. Trong quá trình chế biến thực phẩm để chuẩn bị suất ăn "cơm có thịt", nhóm thiện nguyện phát hiện thịt lợn bị nhũn, hôi và có các hạt như biểu hiện của bệnh sán gạo.
Sau khi phát hiện thịt lợn không đảm bảo, đại diện nhóm đã gọi điện cho bên cung cấp, tuy nhiên họ nhận được câu trả lời là thịt đã có dấu kiểm định, đồng thời từ chối trách nhiệm với sự việc trên".
Đoàn thiện nguyện đã mua số thịt khác để tiếp tục tổ chức bữa ăn có thịt miễn phí cho các em học sinh. |
Do đó, đoàn từ thiện đã báo cho các cơ quan chức năng của xã, huyện xuống kiểm tra số thịt nói trên. Theo biên bản của cơ quan chức năng, thịt lợn bị tồn dư kháng sinh, không đảm bảo an toàn vệ sinh để sử dụng làm thực phẩm cho người.
Chính quyền địa phương đã yêu cầu cơ sở Minh Phụng trả lại số tiền 19 triệu đồng mua thực phẩm cho đoàn thiện nguyện để tiếp tục tổ chức bữa ăn “cơm có thịt” cho các em học sinh.
Sự việc xảy ra đã tạo ra làn sóng dư luận xấu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và tại các trường học nói riêng.
Tuy nhiên, điều các cơ quan chức năng cần làm rõ là có hay không việc đóng dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan có thẩm quyền ở số lượng thực phẩm “bẩn” nói trên? Cơ sở giết mổ Ngô Minh Phụng có cung cấp thực phẩm cho các trường học hay đơn vị nào khác trên địa bàn, có tuân thủ đúng các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Báo Tuổi trẻ và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.