3 vụ người dân tự tử sau khi tòa tuyên án gây chấn động

Sự việc ông Lương Hữu Phước SN 1965, TP Đồng Xoài, Bình Phước nhảy lầu tự tử ngay tại TAND tỉnh sau khi tòa tuyên án vào chiều 29/5 đang làm dậy sóng xã hội. Trước đó, đã có nhiều trường hợp tương tự xảy ra.
Quảng Nam: Nam học sinh đi bộ rồi bất ngờ nhảy xuống sông Vu Gia tự tử Nghi án chồng sát hại vợ rồi tự tử do ghen tuông? Người phụ nữ bị phạt hơn 12 triệu vì tung tin thất thiệt về 4 người tự tử vì dưa hấu rẻ

Ông Lương Hữu Phước là bị cáo trong vụ án Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xảy ra năm 2017. Bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 3 năm tù giam, ông Phước đã kháng cáo kêu oan. Trong phiên tòa phúc thẩm sáng 29/5, TAND tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm.

3 vụ người dân tự tử sau khi tòa tuyên án gây chấn động

Ông Phước cho rằng mình bị oan nên đã nhảy lầu tự tử.

Kết thúc phiên xử, ông Phước về nhà. Tuy nhiên, chiều cùng ngày, người đàn ông này đi lên lầu 2 trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, tay cầm chai thuốc trừ sâu. Một lúc sau, những người ở tòa án nghe tiếng động lớn chạy ra thì thấy ông Phước nằm bất động ở dưới sân. Ông Phước được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng tử vong sau đó.

Theo tìm hiểu của PV, đây không phải là trường hợp đầu tiên người dân tự sát sau khi nghe tòa tuyên án.

Trước đó, vào năm 1999 ông Võ Chánh (trú tại tỉnh Bình Phước) cũng tự sát sau khi tòa tuyên án. Theo hồ sơ, năm 1999, ông Lũy sang nhượng cho vợ chồng ông Võ Chánh (52 tuổi) diện tích khoảng 48m2 (chưa được cấp chủ quyền) tại tổ 5 khu phố Tân Bình, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài (nay là TP.Đồng Xoài).

Năm 2001, ông Lũy được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 425m2, trong đó có cả diện tích đã chuyển nhượng cho ông Chánh. Sau đó, ông Lũy tiếp tục chuyển nhượng cho nhiều người đồng thời bán thêm cho ông Chánh đủ 100m2 (có ra UBND phường Tân Bình làm hợp đồng mua bán).

Đến năm 2009, nhà nước thu hồi của ông Chánh 49,7m2, phần còn lại gia đình ông Chánh vẫn ở.

Năm 2011, ông Lê Quang Dinh (người mua 232,5 m2 đất của ông Huỳnh Thế Sang, ông Sang mua từ ông Lũy) tranh chấp phần diện tích đất gia đình ông Chánh đang ở. Chính quyền địa phương hòa giải nhưng không thành nên vợ chồng ông Dinh khởi kiện vợ chồng ông Chánh.

Ngày 25/9/2014, TAND thị xã Đồng Xoài đưa vụ án "Tranh chấp quyền sử dụng đất" ra xét xử sơ thẩm và tuyên vợ chồng ông Chánh phải trả cho vợ chồng ông Dinh diện tích 39,5m2. Không chấp nhận án sơ thẩm, ông Chánh kháng cáo. Ngày 21/7/2015, TAND tỉnh Bình Phước xử phúc thẩm và tuyên y án sơ thẩm.

Uất ức trước 2 bản án nêu trên, khoảng 5h ngày 26/7/2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh. Tại đây giữa 2 bên cãi vã rồi xô xát. Sau đó, ông Chánh nằm chết gục trên vũng máu. Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi xác định ông Chánh gây thương tích cho gia đình ông Dinh rồi dùng dao tự sát.

3 vụ người dân tự tử sau khi tòa tuyên án gây chấn động

Người thân đau đớn trước cái chết oan ức của chị Yến. Ảnh: Tấn Lộc - Báo PL TP.HCM

Một vụ người dân tự sát khác sau khi tòa tuyến án xảy ra tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cũng gây chấn động dư luận suốt một thời gian. Cụ thể, theo hồ sơ, tối 3/3/2012, giữa nhà chị Yến và nhà ông Nguyễn Tấn Dũng (hàng xóm) xảy ra cãi vã, ném đá qua lại do gia đình ông Dũng hát karaoke gây ồn ào đến khuya.

Gần năm tháng sau, ngày 25/7/2012, Công an huyện Tuy An khởi tố vụ án. Gần bốn tháng sau nữa, ngày 13/11/2012, chị Yến bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích. Hai tháng sau, chị bị bắt tạm giam.

Ngày 19/3/2013, TAND huyện Tuy An phạt chị Yến 30 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. Ngày 1/7/2013, TAND tỉnh Phú Yên xử phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm với nhận định chưa đủ cơ sở buộc tội, vụ án có nhiều sai sót, vi phạm nghiêm trọng về tố tụng. Tòa yêu cầu cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung.

Từ khi bị khởi tố cho đến khi xét xử phúc thẩm, chị Yến và gia đình liên tục kêu oan. Sau khi hết hạn tạm giam, lúc 14h25 ngày 7/10/2013, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An tống đạt quyết định gia hạn tạm giam hai tháng đối với chị Yến thì hơn ba tiếng sau, người ta phát hiện chị đã chết trong buồng tạm giam trong tư thế treo cổ.

Sau khi báo chí phản ánh, ngày 17/10/2013, các cơ quan nội chính tỉnh Phú Yên họp, thống nhất nhận định cấp sơ thẩm có sai sót trong điều tra, truy tố, xét xử chị Yến, đồng thời giao công an tỉnh rút hồ sơ vụ án này lên điều tra lại. Ngày 11/12/2013, Công an tỉnh Phú Yên ra thông báo kết luận chị Yến treo cổ chết nên quyết định không khởi tố vụ án hình sự (liên quan đến cái chết của chị Yến).

Đồng thời, công an cũng đã đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với chị Yến với lý do chị Yến đã chết (theo khoản 7 Điều 107 BLTTHS).

Nguồn: danviet
danviet.vn
Phiên bản di động