Xây dựng nông thôn mới nâng cao theo hướng đô thị

Thời gian qua, huyện Gia Lâm đã tập trung thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng các mô hình kinh tế gắn với tập trung tối đa mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao từng bước theo hướng đô thị.
Thị xã Nghĩa Lộ và TP Yên Bái đã hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa Thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới ở các thôn, bản khó khăn
xay dung nong thon moi nang cao theo huong do thi
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần thông tin tại hội nghị giao ban báo chí

Thông tin trên được ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm chia sẻ với báo chí tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, chiều 8/10.

Ông Nguyễn Ngọc Thuần cho biết, trong 9 tháng đầu năm, kinh tế trên địa bàn huyện duy trì mức ổn định, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng 10,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thương mại, dịch vụ tăng 17,18%; công nghiệp, xây dựng tăng 10,43%; nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 6,32% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm ước đạt 1.829 tỷ đồng, bằng 64% dự toán thành phố và huyện giao, bằng 110,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 1.464 tỷ đồng, bằng 59,1% dự toán giao, bằng 136,7% so với cùng kỳ năm trước.

Huyện đã xây dựng kế hoạch quản lý, vận hành cụm công nghiệp Phú Thị, cụm công nghiệp làng nghề Bát Tràng, cụm sản xuất làng nghề tập trung Kiêu Kỵ năm 2019…

Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng (GPMB) và tài nguyên môi trường được quan tâm đẩy mạnh. Huyện đã tổ chức thực hiện công tác GPMB của 37 dự án theo kế hoạch…

Đặc biệt, huyện đã tập trung thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng các mô hình kinh tế gắn với tập trung tối đa mọi nguồn lực để xây dựng NTM; nâng cao, từng bước theo hướng đô thị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, trở thành phong trào rộng khắp thu hút sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Đến nay, 20/20 xã thuộc huyện được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn 19 tiêu chí xã NTM theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều nhóm tiêu chí NTM đạt kết quả cao như: 100% trục chính, đường liên thôn được cứng hóa bằng bê tông, xi măng, bê tông nhựa; 100% đường ngõ xóm trên 2m có điện chiếu sáng; 100% các trạm y tế các xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 88,9% người dân tham gia BHYT; 100% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Thu nhập bình quân đầu người đạt 53,8 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,47%.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục rà soát, đánh giá tiêu chí NTM nâng cao tại 20 xã. Đến nay, có 11 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên (trong đó xã Đa Tốn, Phù Đổng đạt 13/19 tiêu chí); 9 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận sau dồn điền đổi thửa tại các xã Dương Quang, Trung Mầu, Lệ Chi và Văn Đức.

Song song với phát triển kinh tế, huyện cũng đã tập trung thực hiện tốt công tác văn hóa, giáo dục, y tế. Công tác xây dựng chính quyền và cải cách hành chính chuyển biến tích cực và được đẩy mạnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ…

Trong 3 tháng cuối năm, Gia Lâm sẽ tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung công tác thu ngân sách, thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

Cùng với đó, huyện tập trung tối đa các nguồn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao tại 20 xã, phấn đấu 2 xã Phù Đổng và Yên Viên hoàn thành trong năm 2019.

Huyện Gia Lâm tăng cường cơ giới hóa công tác thu gom rác thải tại các khu dân cư; tập trung giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB; Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, phấn đấu đến hết năm 2019 trên địa bàn cơ bản không còn hộ nghèo.

Phiên bản di động