Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Phúc và Sở Y tế, Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Vĩnh Phúc: Đi trông bố đẻ trong bệnh viện, nhanh tay trộm điện thoại Iphone của bệnh nhânBáo chí góp phần quảng bá văn hóa và du lịch tỉnh Vĩnh PhúcVĩnh Phúc: Khai mạc kỳ họp thứ 11, HĐND huyện Vĩnh Tường khóa XIV

Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các Sở, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện, triển khai quyết liệt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại các trường học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,

Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh tổ chức họp triển khai hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022
Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh tổ chức họp triển khai hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022

Ngay sau khi Ban Bí thư khóa XI ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 30 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW và Chỉ thị số 18-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh”.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh tiếp tục nhận thức rõ bảo đảm ATTP gắn với bảo vệ sức khỏe nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa lâu dài; các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác ATTP, tổ chức triển khai quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW và Kết luận số 11-KL/TW với Kế hoạch số 30-KH/TU và Chỉ thị số 18-CT/TU của Tỉnh uỷ, đưa chỉ tiêu, nhiệm vụ đảm bảo công tác ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lồng ghép các hoạt động ATTP vào các chương trình, kế hoạch của ngành, địa phương hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện.

Các kiến thức cập nhật được báo cáo viên và các học viên tham dự trao đổi, thảo luận sôi nổi, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Các kiến thức cập nhật được báo cáo viên và các học viên tham dự trao đổi, thảo luận sôi nổi, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy và chính quyền một số nơi còn chưa sâu sát; việc quán triệt thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, các chủ trương của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác VSATTP chưa thường xuyên. Công tác phối hợp liên ngành của một số ngành về ATTP có việc còn chưa chặt chẽ, thống nhất. Hoạt động quản lý ATTP ở một số xã, phường còn bất cập; đặc biệt là quản lý sử dụng hoá chất bị cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm ở các đối tượng sản xuất nhỏ lẻ, kinh doanh thức ăn đường phố và an toàn thực phẩm tại các chợ, vệ sinh thú y trong giết mổ; vẫn còn hiện tượng chưa thực hiện tốt việc kiểm soát, ngăn chặn triệt để các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, trôi nổi, không đảm bảo an toàn...

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác an toàn thực phẩm trong thời gian tới, Vĩnh Phúc tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08-CT/TW và Kết luận số 11-KL/TW của Ban Bí thư gắn với Kế hoạch số 30-KH/TU và Chỉ thị số 18-CT/TU của Tỉnh ủy. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ chính như sau:

Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm ATTP, coi đây là một trong những nội dung quan trọng, đưa các tiêu chí về ATTP vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về công bố, ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thậm chí áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về công bố, ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thậm chí áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Thứ hai, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến pháp luật, kiến thức khoa học về ATTP, nâng cao đạo đức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng; chú trọng kiện toàn, ổn định bộ máy làm công tác ATTP từ tuyến tỉnh tới cơ sở.

Thứ ba, đảm bảo kinh phí và các phương tiện, trang thiết bị điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về ATTP; đẩy mạnh hoạt động sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP với các đơn vị liên quan, đặc biệt là sự phối hợp giữa các ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương.

Thứ tư, hằng năm tổ chức, triển khai có chất lượng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”; tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền; ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ hàng thực phẩm nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Thứ năm, kịp thời thông tin, đăng tải trên các phương tiện truyền thông kết quả thanh tra, kiểm tra; nêu gương người tốt việc tốt, biểu dương các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật; phê phán, nêu tên các tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh có thực phẩm không an toàn, vi phạm các quy định của pháp luật; động viên, khuyến khích người dân tố giác các hành vi vi phạm.

Lê Sơn
Phiên bản di động