Vĩnh Phúc: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số

Với mục tiêu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, Vĩnh Phúc đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Vĩnh Phúc ký kết bản ghi nhớ với Tập đoàn iMarket Hàn Quốc Vĩnh Phúc: Diễn đàn định hướng nghề nghiệp và chính sách tuyển dụng Vĩnh Phúc: Hiệu quả công tác truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản trước kết hôn
Đ/c Phùng Thị Thu Hà - PGĐ Sở Y tế phát biểu chỉ đạo tại buổi sinh hoạt chuyên đề Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi./-strong/-heart:>:o:-((:-h
Đồng chí Phùng Thị Thu Hà - PGĐ Sở Y tế phát biểu chỉ đạo tại buổi sinh hoạt chuyên đề Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Đồng chí Đào Anh Thái, Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong những năm qua đạt những kết quả quan trọng số người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ tăng hàng năm, trung bình mỗi năm tăng trên 20%, riêng 9 tháng đầu năm 2024 tăng 71% so cùng kỳ.

Người cao tuổi được phát hiện, quản lý các bệnh không lây nhiễm đạt 50%; các cơ sở khám chữa bệnh cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho người cao tuổi ở cả 3 tuyến; công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có nhiều tiến bộ; hiện toàn tỉnh có 221 câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, với hơn 10.000 người cao tuổi tham gia sinh hoạt định kỳ 1 quý/lần.

Tuy nhiên, còn có một số hạn chế khó khăn: Tỷ lệ xã, phường có câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đạt 69% (chưa đạt 100%); việc lập hồ sơ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi còn chưa đầy đủ và cập nhật thường xuyên; công tác phối hợp liên ngành trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở một số địa phương còn bất cập; kinh phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe ngươi cao tuổi hạn chế; chưa xây dựng được mô hình thí điểm bộ tiêu chí xã, phường thân thiện với người cao tuổi.

Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch khám sức khỏe cho NCT
Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch khám sức khỏe cho người cao tuổi

Tiếp tục triển khai các hoạt động tại Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, vừa qua, Chi cục Dân số đã triển khai nhiều giải pháp để chăm sóc toàn diện, giúp NCT “sống vui, sống khỏe, sống có ích”.

Ngành đã nỗ lực củng cố, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK ban đầu, phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho NCT. Cùng với đó, nhiều hoạt động CSSK NCT được quan tâm thực hiện như: lập hồ sơ quản lý sức khỏe NCT tại cơ sở; khám sức khỏe định kỳ, phát thuốc miễn phí;...

Chiến dịch CSSK NCT được triển khai, thực hiện tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh giúp NCT được tiếp cận các dịch vụ y tế ngay tại địa phương. Bên cạnh đó, Chi cục Dân số tỉnh Vĩnh Phúc tham mưa Sở Y tế tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Qua hơn 3 năm thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh, hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã đạt được một số kết quả quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay còn một số nội dung, chỉ tiêu trong kế hoạch đã và đang triển khai thực hiện còn thấp.

Đồng chí Phùng Thị Thu Hà - PGĐ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra một số giải pháp ngành y tế tiếp tục triển khai trong thời gian tới như: Tập trung tham mưu triển khai các nội dung trọng tâm như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các cấp, các ngành, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; huy động các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Khối khám chữa bệnh tuyến tỉnh tăng cường cung cấp các dịch vụ liên quan đến người bệnh lão khoa, cần nghiên cứu, tham mưu thành lập khoa lão khoa, chú trọng phát triển mạng lưới chuyên môn kỹ thuật, đào tạo, tập huấn chỉ đạo tuyến khám chữa bệnh cho tuyến dưới.

Vĩnh Phúc: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số

Đồng thời, tiếp tục tổ chức khám các bệnh không lây nhiễm, khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, sàng lọc phát hiện bệnh để điều trị, quản lý, theo dõi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; Đa dạng hóa các hình thức truyền thông như: truyền thông trực tiếp, phát triển các câu lạc bộ, tọa đàm, phóng sự, chiếu các video, tờ rơi, tờ gấp, quét mã QR tại các phòng khám để mọi người dân, người cao tuổi được tiếp cận thông tin; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ dân số, y tế các cấp trong việc chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Đồng thời, giao Chi cục Dân số tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới tiếp tục phối hợp với các đơn vị tham mưu, xây dựng chính sách phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn tỉnh cho các năm tiếp theo.

Lê Sơn
Phiên bản di động