Trường quốc tế tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Cha mẹ muốn cho con học hãy xem chương trình đào tạo, chất lượng của trường, chứ đừng chỉ quan tâm tên gọi “trường quốc tế“.
Học sinh lớp 1 Trường Gateway tử vong: Chi tiết kết quả khám nghiệm tử thi Vụ trường Gateway: Luật sư chỉ ra 2 chủ thể có thể phải chịu án hình sự "Siết" kiểm tra, giám sát dịch vụ đưa đón học sinh bằng ô tô

Theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP, các trường quốc tế sẽ được tiếp nhận tới gần 50% học sinh người Việt Nam theo học chương trình nước ngoài.

Trước khi có Nghị định 86, nhiều nhà đầu tư cho rằng quy định hiện hành đã "trói" các trường có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể là các trường này chỉ được phép tuyển giới hạn không quá 10% (bậc tiểu học) hoặc 20% học sinh (bậc THCS).

Cũng theo quy định, việc phân biệt "trường quốc tế" dựa vào 2 yếu tố là chương trình và người học.

Trong đó Chương trình phải chương trình quốc tế (phổ biến trên thế giới ví dụ như tú tài quốc tế IB) được quốc tế công nhận; Người học đa dạng, đa quốc gia, đa quốc tịch.

truong quoc te tai viet nam duoc quy dinh nhu the nao

Trường Gateway, nơi xảy ra sự việc.

Chất lượng trường quốc tế được đánh giá dựa vào chương trình giảng dạy, giáo trình, đội ngũ giáo viên, học sinh, bằng cấp và môi trường học tập.

Cụ thể: Chương trình giảng dạy: Là những chương trình được các nước trên toàn thế giới công nhận.

Về giáo trình của trường quốc tế được nhập nguyên bản từ nước ngoài, gồm những môn học: Ngoại ngữ, các môn học Xã hội, Khoa học Tự nhiên, Toán và các môn Nghệ thuật.

Đội ngũ giáo viên: Tại các trường quốc tế, giáo viên là người bản ngữ hoặc đa quốc tịch có trình độ được công nhận quốc tế (TESOL, TEFL hoặc CELTA).

Học sinh: Đến từ nhiều quốc gia khác nhau, tạo nên sự đa dạng văn hóa.

Về bằng cấp: Có giá trị quốc tế, được công nhận rộng rãi tại các trường đại học trên toàn thế giới.

Về môi trường học tập: Song song với chương trình giảng dạy, các trường quốc tế phải có môi trường học tập hiện đại, giúp các em học sinh phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT bây giờ tên gọi "trường quốc tế" này đang được "lạm dụng".

Dựa vào chương trình học, đội ngũ giáo viên, ngôn ngữ, cơ sở vật chất hoặc đơn giản là tổ chức kiểm định chương trình… nhiều trường tự phong là trường quốc tế.

Việc tự phong này có yếu tố làm hấp dẫn phụ huynh và người học, đồng thời các trường cũng đưa ra mức thu rất cao; phụ huynh thì ngộ nhận rằng chính con họ đang học trường quốc tế nên không ngại đầu tư.

TS Lê Viết Khuyến cho rằng, hiện, trường quốc tế chỉ như tên riêng kiểu cha mẹ đặt cho con trong giấy khai sinh. Điều này khiến nhiều trường dựa vào danh xưng quốc tế để thu học phí cao. Chính việc không rõ ràng trong quản lý khiến phụ huynh dễ bị lừa.

Ông khuyên cha mẹ muốn cho con học hãy xem chương trình đào tạo, chất lượng của trường, chứ đừng chỉ quan tâm tên gọi "trường quốc tế".

Theo Dân Việt
Phiên bản di động