Tiếp tục thực hiện nghiêm hoạt động tổ chức lễ hội sau kiểm tra của Ban Tuyên giáo Thành uỷ
Đặc sắc lễ hội "Tế khai sắc, Rước khai xuân" tại đền Voi Phục |
Chính thức khai mạc lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2023 |
Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội)
Nhìn vào tồn tại, hạn chế, kịp thời “sửa mình”
Ngày 1/2/2023, Đoàn kiểm tra của Ban Tuyên giáo Thành uỷ đã tiến hành kiểm tra lễ hội xuân Quý Mão 2023 trên địa bàn quận Tây Hồ. Qua kiểm tra, đoàn đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; vẫn còn tình trạng đặt tiền lễ không đúng nơi quy định; Vệ sinh môi trường chưa đảm bảo; Vẫn còn hiện tượng thu phí trông xe tại các di tích chưa đúng quy định… Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến hình ảnh của những nơi thờ tự, những chuyến du xuân đầu năm của du khách.
Ngay sau đó, Ban Tuyên giáo Quận uỷ Tây Hồ đã kịp thời có công văn số 223-CV/BTGQU, ngày 2/2/2023 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và quản lý lễ hội năm 2023 gửi các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc; UB MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội quận nhằm chấn chỉnh tồn tại, thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý lễ hội năm 2023.
Du khách đến Phủ Tây Hồ cầu tài, cầu lộc, cầu may dịp Rằm tháng Giêng |
Theo đó, Ban Tuyên giáo Quận uỷ Tây Hồ đề nghị Đảng uỷ, UBND các phường trực thuộc tăng cường sự lãnh đạo; UB MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội quận phát huy vai trò giám sát trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội theo đúng tinh thần Chỉ thị 41 - CT/TW ngày 5/1/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) và Chỉ chỉ thị 03 – CT/TU của THành uỷ Hà Nội, Kế hoạch số 13/KH/UBND ngày 16/1/2023 của UBND quận về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Cùng với đó, cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền những nét đẹp văn hoá truyền thống trong hoạt động lễ hội, cổ vũ, nêu gương các cơ sở, cá nhân gương mẫu thực hiện tốt, đồng thời phê phán cơ sở, cá nhân thực hiện không tốt các quy định về quản lý, tổ chức và tham gia lễ hội; Tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân khi tham gia các hoạt động lễ hội tại địa phương; Thực hiện tốt Quy tắc ứng xử nơi công cộng và nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng cơ sở tôn giáo.
Những mâm lễ nhỏ không còn hiện tượng cài "hương cháy dở" |
Việc rà soát, kiểm tra việc triển khai các phương án quản lý và tổ chức các dịch vụ tại các lễ hội; Phương án đảm bảo an ninh trật tự; phòng, chống cháy nổ; An toàn giao thông khắc phục, giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thông; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cảnh quan môi trường tại các lễ hội;
Quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ; Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về giá, phí dịch vụ, lệ phí, lưu hành ấn phẩm văn hoá trái phép; Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để tăng giá ép giá… cần được tiếp tục thực hiện nghiêm để duy trì hiệu quả.
Cùng với đó, việc tuyên truyền vận động Nhân dân hạn chế đốt vàng mã; Khắc phục tình trạng đặt hòm công đức và đặt tiền lễ không đúng nơi quy định; Triển khai thực hiện Thông tư 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Duy trì văn minh lễ hội ở nơi thờ tự
Trên địa bàn quận Tây Hồ có những điểm thờ tự thu hút rất đông du khách thập phương đến lễ bái mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, Tây Hồ) được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội, thu hút không chỉ những người dân Hà Nội, mà cả những du khách thập phương đến thắp hương cầu phúc, cầu lộc, cầu may và thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ.
So với mọi năm, tình trạng thu phí trông giữ phương tiện sai quy định, hàng rong, ăn xin… quanh Phủ Tây Hồ đã có những chuyển biến tích cực - Đây là nhận định của nhiều du khách đến với Phủ Tây Hồ những ngày này.
Khu vực sắp lễ được chuẩn bị vật dụng đựng rác |
Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày Rằm, Mùng 1, Phủ Tây Hồ lại tấp lập người dân đến dâng lễ. Theo ghi nhận của chúng tôi, lượng người đổ về với Phủ Tây Hồ trong ngày 4/2 (tức 14 Âm lịch) tuy có đông nhưng chỉ đạt khoảng 50% so với trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát.
Năm nay, mặc dù lượng du khách đổ về Phủ Tây Hồ không đông như mọi năm nhưng các biện pháp nhằm đảm bảo nếp sống văn minh trong việc tổ chức lễ hội, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… đã được các đơn vị chức năng quận Tây Hồ chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tốt nhất nhu cầu đi lễ đầu năm của du khách thập phương.
Cụ thể, nhằm ngăn chặn tình trạng trông giữ, thu phí trông phương tiện sai quy định, quận Tây Hồ đã chủ động thành lập các điểm trông giữ phương tiện tại các tuyến đường, khu vực xung quanh Phủ Tây Hồ. Tại các bãi xe này, giá trông giữ phương tiện, số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận các phản ánh liên quan đến công tác trông giữ phương tiện… được niêm yết công khai ở những khu vực mà người dân dễ dàng quan sát nhất.
Giá vé trông giữ phương tiện được niêm yết công khai, thuận tiện cho người dân đi lễ |
Tiếp đó, trong khuôn viên Phủ Tây Hồ công tác đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong các lễ hội cũng được thực hiện một cách nghiêm túc, không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Khu vực sắp lễ được trang bị sẵn lọ hoa, vật dụng để rác, xe rác chuyên dụng… Rác cũng được thu gom vận chuyển ra ngoài khu vực Phủ ở nhiều khung giờ khác nhau.
Điều đáng nói, những nét đẹp này không chỉ diễn ra trong ngày hôm nay (4/2) mà đã diễn ra trong những ngày trước đó.
Những tấm biển "nhắc nhở" du khách có mặt khắp nơi trong Phủ |
Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng An Đỗ Ngọc Long cho biết, nhằm đảm bảo nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội, UBND phường đã phối hợp với Ban Quản lý di tích Phủ Tây Hồ tăng cường tuyên truyền đến các hộ kinh doanh cũng như nhắc nhở du khách các quy định như: Không thắp hương tại những nơi thờ cúng; Hạn chế đốt vàng mã; Không “rải” tiền lẻ… Đặc biệt, ngay khi nắm được thông tin có dấu hiệu liên quan đến trông giữ xe, chỉ trong 2 ngày (từ mùng 2 – 4/2/2023), phường Quảng An đã phối hợp xử lý 2 trường hợp trông giữ phương tiện không niêm yết giá vé; đề xuất Công an quận xử phạt 5 trường hợp trông xe trên vỉa hè với số tiền 15 triệu đồng.
Cùng với đó, UBND phường tăng cường các lực lượng chốt trực trong khuôn viên Phủ Tây Hồ, đặc biệt là các địa điểm tổ chức làm lễ, dâng hương… nhắc nhở người dân chấp hành các quy định đã đề ra. “Với sự vào cuộc của các đơn vị chức năng, người dân xung quanh Phủ Tây Hồ và đặc biệt là những du khách… đến thời điểm này, công tác đảm bảo an ninh trật tự, nếp sống văn minh trong việc tổ chức lễ hội đã đáp ứng được yêu cầu đề ra được du khách thập phương ghi nhận” - Phó Chủ tịch UBND phường Quảng An Đỗ Ngọc Long chia sẻ.
Thay vì "rải" tiền lẻ, người dân ghi sổ công đức |
Cô Phạm Thị Lan (quận Hai Bà Trưng) - một trong những “khách quen” đến với Phủ Tây Hồ trong những ngày đầu năm chia sẻ: “So với mọi năm, năm nay công tác tổ chức lễ hội ở Phủ Tây Hồ tốt hơn rất nhiều. Các vấn đề nóng của những năm trước như ùn tắc giao thông, ăn xin cửa Phủ, rải tiền lễ, mất vệ sinh môi trường, chặt chém phí trông giữ phương tiện… gần như không diễn ra. Khi đi lễ chiều 4/2, tiếng loa ở Phủ còn nhắc du khách tên là Đạt đến khu vực của Ban Quản lý Phủ để nhận lại ví tiền, giấy tờ đánh rơi, sau đó được một du khách vô tình nhặt được và trả lại. Điều này khiến các du khách đến với Phủ Tây Hồ rất hoan hỉ, yên tâm”.
Được biết, để đạt được những kết quả trên, ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã triển khai kế hoạch với những phương án đảm bảo an ninh an toàn nơi thờ tự. Theo đó, Công an quận huy động gần 100 cán bộ, chiến sĩ, bảo vệ dân phố, dân phòng tham gia làm nhiệm vụ trên mỗi ca trực… để bảo vệ trong và ngoài Phủ. Nhờ đó, các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến du khách phập phương đã không xảy ra, góp phần quan trọng trong việc tạo nên những điểm nhấn, thành công trong công tác tổ chức lễ hội tại Phủ Tây Hồ.