Tăng cường truy xuất nguồn gốc, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sáng 23/4, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại địa bàn huyện Phúc Thọ, nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.
Bắc Giang: Phát hiện một cơ sở sản xuất nhiều sản phẩm tinh bột không rõ nguồn gốc xuất xứ Vĩnh Phúc: Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Huyện Thanh Trì: Hơn 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

Cơ sở kinh doanh gà ủ muối còn nhiều tồn tại về ATTP

Thực hiện Quyết định số 1915/QĐ-UBND ngày 11/4/2024 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành công tác An toàn thực phẩm “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm" năm 2024, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở sản xuất kinh doanh gà ủ muối Hoàng Thị Thu Hằng có địa chỉ tại nhà 32, xóm Đồi Kiều, thôn Vân Lôi, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm: Phải truy xuất rõ nguồn gốc
Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 TP Hà Nội kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất kinh doanh gà ủ muối trên địa bàn huyện Phúc Thọ
Tăng cường truy xuất nguồn gốc, kiểm tra an toàn thực phẩm

Quá trình tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh Hoàng Thị Thu Hằng, đoàn liên ngành số 1 đánh giá, cơ sở tuy không to nhưng cơ bản nhãn quan sạch sẽ, tuy nhiên vẫn còn một số tồn đọng, hạn chế trong khâu nguyên liệu và gia vị chế biến như: Nhiều loại phụ gia thiếu nhãn mác, chiết ra lọ nhỏ nhưng lại không có tem phụ.

Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đề nghị: Chủ cơ sở cần sắp xếp và có một quy trình cụ thể các khâu trong sản xuất gà ủ muối, toàn bộ phần nguyên liệu trong xưởng cần phải có tem mác đầy đủ, hoá đơn chứng minh nhập hàng có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Những nguyên liệu thuộc ngoài phạm vi sản xuất không được để trong xưởng.

Tăng cường truy xuất nguồn gốc, kiểm tra an toàn thực phẩm
Nhiều mẫu gia vị chiết xuất chưa ghi rõ nhãn mác

Trong sản xuất, phải đặc biệt lưu ý sử dụng nguyên liệu phụ gia cho phù hợp với quy định của Nhà nước, không sử dụng người lao động mắc các căn bệnh, không đảm bảo về sức khoẻ để tham gia sản xuất. Thành phẩm khi cho ra phải ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguyên liệu, nhiệt độ bảo quản phù hợp…

Thêm vào đó, cơ sở sản xuất kinh doanh gà ủ muối Hoàng Thị Thu Hằng phải luôn đảm bảo có biện pháp phòng chống côn trùng gây hại như chuột, gián…

Tăng cường truy xuất nguồn gốc, kiểm tra an toàn thực phẩm
Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, lấy mẫu

Sau khi kiểm tra đột xuất tại cơ sở, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP đã làm việc với UBND huyện Phúc Thọ. Tại buổi làm việc, theo báo cáo kết quả triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2024 trên địa bàn huyện Phúc Thọ, hiện trên địa bàn huyện có 1.978 cơ sở an toàn thực phẩm, không có siêu thị, không có trung tâm thương mại và có 13 chợ đang hoạt động (3 chợ hạng 2, 10 chợ hạng 3).

Huyện đã phối hợp với Chi cục An toàn thực phẩm Thành phố kiểm tra 2 cơ sở cung cấp suất ăn bán trú cho các trường học trên địa bàn. Tại đây, đoàn kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở và xử lý hành chính các tồn tại và yêu càu cơ sở khắc phục để đảm bảo tốt công tác an toàn thực phẩm.

Tăng cường truy xuất nguồn gốc, kiểm tra an toàn thực phẩm
Toàn cảnh buổi làm việc tại UBND huyện Phúc Thọ

UBND huyện thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2024, các đoàn đã xây dựng lịch kiểm tra và bắt đầu kiểm tra từ ngày 24/4/2024.

Các đơn vị Công an huyện, Đội Quản lý thị trường số 20: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng ATTP đối với các loại thực phẩm lưu thông trên địa bàn.

Các xã, thị trấn mỗi đơn vị thành lập 1 đoàn kiểm tra. Kết quả kiểm tra được 50 cơ sở, số cơ sở đạt 48 cơ sở, số cơ sở vi phạm 2 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở với số tiền 4.000.000 đồng.

Đồng thời, đoàn cũng tiến hành kiểm tra 24 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp tại các xã Vân Phúc, Thanh Đa, Sen Phương, Võng Xuyên. Tại thời điểm kiểm tra, các cơ sở chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Tại buổi làm việc, ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội yêu cầu các đoàn kiểm tra của huyện tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, đặc biệt tập trung kiểm tra hậu kiểm, kiểm tra đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm (nếu có).

Tăng cường truy xuất nguồn gốc, kiểm tra an toàn thực phẩm
Ông Đặng Thanh Phong phát biểu tại buổi làm việc

Cùng với công tác kiểm tra, các đoàn kiểm tra cần phải tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Tiếp nhận những ý kiến của Đoàn kiểm tra liên ngành công tác An toàn thực phẩm số 1, đồng chí Kiều Trọng Sỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết, huyện Phúc Thọ xác định công tác an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng của toàn huyện. Vì vậy, về lĩnh vực này, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không làm ảnh hưởng tới cái chung của TP Hà Nội.

Đồng thời, huyện Phúc Thọ sẽ tiến hành tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở, đơn vị sản xuất, đặc biệt lưu ý làm tốt công tác lấy mẫu trong quá trình kiểm tra thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh. Đây là công việc đòi hỏi hết sức thận trọng, bởi vì mẫu phải phản ánh chính xác mọi đặc điểm chất lượng và phải đặc trưng cho thành phần trung bình của sản phẩm.

Quỳnh Giang - Phương Thu
Phiên bản di động