Sốt xuất huyết tăng ở Hà Nội, hướng dẫn cách điều trị tại nhà

Theo hướng dẫn của BSCKII Trần Thị Kim Anh (Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BVĐK Hà Đông), một số trường hợp sốt xuất huyết có thể theo dõi tại nhà, tuy nhiên việc theo dõi tại nhà cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Xuất hiện nhiều ca sốt xuất huyết, Hà Nội xây dựng 3 phương án ứng phó

Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời do một số người bệnh không có triệu chứng điển hình.

Do không có triệu chứng điển hình nên bệnh nhân không biết mình mắc sốt xuất huyết, chủ quan tự điều trị tại nhà cho tới khi có dấu hiệu trở nặng, nguy kịch mới nhập viện.

Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị
Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị

Theo BSCKII Trần Thị Kim Anh (Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BVĐK Hà Đông), tại bệnh viện số ca nhập viện do sốt xuất huyết tăng, trong đó tỷ lệ người lớn cao hơn trẻ em. Số ca bệnh người lớn chiếm khoảng 60%, trong 25 ca thì có 3-4 ca chuyển nặng.

"Một số trường hợp sốt xuất huyết có thể theo dõi tại nhà, tuy nhiên việc theo dõi tại nhà cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ" - BSCKII Trần Thị Kim Anh cho hay.

Cụ thể, BSCKII Trần Thị Kim Anh lưu ý:

- Lau mát tích cực cho người bệnh để hạ sốt. Khi cần dùng thuốc để hạ sốt chỉ nên dùng Paracetamol, không nên dùng Aspirin hoặc Ibuprofen.

- Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, không dùng thức ăn nước uống có màu đỏ, đen, nâu.

- Uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất do sốt cao, ăn uống kém. Có thể uống các loại nước dinh dưỡng từ trái cây để cung cấp thêm vitamin, chất khoáng năng lượng.

- Liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ và nhập viện khi có dấu hiệu chuyển nặng.

PV
Phiên bản di động