Bài 3: Số hóa di sản làng nghề, mở thị trường ra thế giới
Đã có nhiều làng nghề truyền thống Việt Nam thành công trong việc tái định vị thương hiệu, số hóa di sản để mở rộng thị trường như làng gốm Bát Tràng, làng nghề mộc Chàng Sơn. Đông Cứu có thể học tập từ những làng nghề thành công trong hội nhập ấy.
Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa
Đã tìm lại được “hồn cốt” của làng là nghệ thuật thêu cung đình đỉnh cao, vượt qua nỗi lo về sự lụi làn và bước đầu tạo được dấu ấn làng nghề trong thời hội nhập. Thế nhưng Đông Cứu lại phải đối mặt với những thách thức mới: đội ngũ trẻ kế thừa, chọn thủ công thuần túy hay đưa máy móc vào sản xuất.
Hồn cốt làng nghề và công cuộc mở thị trường cho giá trị di sản
Cái làm nên hồn cốt của làng nghề, khiến Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) khác tất cả các làng thêu khác ở Việt Nam là việc thêu long bào, phục vụ cho các vương triều phong kiến Việt Nam. Trong dòng chảy kinh tế thị trường đầy thách thức, Đông Cứu kiên trì tìm lối đi riêng, vượt qua nỗi lo về sự lụi tàn của các giá trị văn hóa truyền thống.